Nông thủy sản, dệt may, da giày là những ngành được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA nhưng các cam kết trong hiệp định này cũng sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lớn hơn trong một số ngành như dược phẩm, tài chính, ngân hàng,...
Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA, ví dụ như gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%).
Theo Kế hoạch triển khai thực thi EVFTA, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư qui định về Qui tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA trong tháng 6/2020.
Theo Bộ Công Thương cần đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tháo gỡ khó khăn xuất khẩu và nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội trong lĩnh vực phòng vệ thương mại trong bối cảnh khó lường của dịch bệnh cũng như tình hình kinh tế thế giới hiện nay.
Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, EVFTA dự kiến sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030.
EU đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn nội bộ hiệp định. Như vậy EVFTA giờ chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn là có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Tờ trình của Chủ tịch nước về việc trình Quốc hội phê chuẩn hai Hiệp định trên tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.