|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác rà soát văn bản qui phạm pháp luật

07:37 | 25/03/2020
Chia sẻ
Tại Quyết định số 404/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản qui phạm pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Tổ trưởng Tổ công tác. Các Tổ phó Tổ công tác gồm: Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu (Tổ phó thường trực).Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc.

Ngoài ra, Tổ công tác còn có 27 thành viên là lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Trước đó, theo Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 12/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Tổ công tác có chức năng tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành công tác rà soát pháp luật, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ rà soát các quy định của pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển; kiến nghị sửa đổi, bổ sung để giải phóng nguồn lực tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ; có ý kiến độc lập về các Báo cáo kết quả rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, Báo cáo của Chính phủ về rà soát văn bản thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Đồng thời, Tổ công tác tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiện công tác rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật; chủ động tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo nhóm văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển; kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, chỉ  đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.