|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng: 3 đột phá hiện nay là thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng

22:19 | 23/04/2019
Chia sẻ
Thủ tướng yêu cầu các địa phương đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, sáng tạo để phát triển địa phương, vùng và cả nước đến năm 2025.

Chiều nay (23/4), tại Hà Nội, Tiểu ban  Kinh tế - Xã hội chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng làm việc với Thành phố Hà Nội và một số địa phương phía Bắc.

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban nêu rõ, buổi làm việc nhằm ghi nhận ý kiến của Thành phố Hà Nội và các địa phương về Đề cương Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng: 3 đột phá hiện nay là thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.


Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các địa phương đánh giá về tình hình thực hiện Chiến lược 10 năm qua và góp ý vào Chiến lược 10 năm tới; đánh giá về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới cũng như nêu ra các nút thắt, điểm nghẽn, các bài học kinh nghiệm cần đề cập.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 là hai văn kiện rất quan trọng phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đến nay, Tiểu ban đã chuẩn bị đề cương văn kiện, tổ chức công tác nghiên cứu để chuẩn bị văn kiện.

Cùng với đó, các địa phương đánh giá những nét nổi bật nhất về kết quả đạt được, các tồn tại, yếu kém, nguyên nhân trong phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương trong 5-10 năm vừa qua. Đặc biệt là nêu những vận dụng sáng tạo, các mô hình mới thành công, hiệu quả của các địa phương.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, sáng tạo để phát triển địa phương, phát triển vùng và cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, cần nêu quan điểm phát triển, các đột phá chiến lược phù hợp với địa phương, đất nước trong 10 năm tới cùng 3 đột phá hiện nay là thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng. Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành có những giải pháp phát triển đột phá mà Trung ương cần nghiên cứu rút kinh nghiệm.

Sau khi lắng nghe các địa phương nêu ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các địa phương đã nêu nhiều ý kiến thẳng thắn, sâu sắc, đáp ứng yêu cầu của Tiểu ban. Đây là những tư liệu tốt có ý nghĩa tổng kết của các địa phương. Tiểu ban Kinh tế - Xã hội ghi nhận các ý kiến này và sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá, cùng với việc lấy ý kiến các địa phương khác cả nước để phục vụ việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Thủ tướng: 3 đột phá hiện nay là thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi làm việc


Cùng với tăng trưởng cao, nhiều địa phương tăng trưởng vượt chỉ tiêu đề ra, quy mô nền kinh tế tăng lên. Từ đó, một số tỉnh đã tự cân đối được ngân sách và đóng góp về ngân sách Trung ương, một số tỉnh khác có khả năng sớm tự cân đối được ngân sách trong thời gian tới. Các địa phương đã chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; quan tâm phát triển kinh tế tư nhân.Qua ý kiến của lãnh đạo địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, nhiều địa phương trong 13 tỉnh, thành phố của vùng là tấm gương sáng trong phát triển. Việc triển khai chiến lược 10 năm qua, nhất là triển khai nhiệm vụ kinh tế xã hội của 13 địa phương và Hà Nội đã đạt kết quả khá toàn diện, tạo  một “bầu không khí tốt”. Một số địa phương chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, có những mô hình phát triển hiệu quả, trong đó có Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam...

Các địa phương đã thực hiện việc xã hội hóa hiệu quả, giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng cứng, hạ tầng mềm và cả hạ tầng thông minh, góp phần thay đổi tích cực bộ mặt đô thị, bộ mặt nông thôn, miền núi.

Cùng với phát triển kinh tế, các địa phương cũng đã quan tâm đến vấn đề xã hội, giảm nghèo, quan tâm bảo vệ môi trường. Quốc phòng an ninh được đảm bảo.

Tuy vậy, Thủ tướng cũng nêu một số bất cập trong thực hiện Chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm, trong đó có việc thực thi các quy hoạch phát triển; còn sự chồng chéo trong thực thi pháp luật; vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc; có sự bất cập trong tổ chức bộ máy; một số chủ trương chính sách chậm được giải quyết...

Về định hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu chính là lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Do đó, các địa phương tiếp tục phát triển ba trụ cột, trong đó lấy con người làm trung tâm, chú trọng tăng trưởng bao trùm. Cùng với đó là tiếp tục lo phát triển khu vực nông thôn, miền núi; không chỉ lo hoàn thành xây dựng nông thôn mới mà lo xây dựng nông thôn kiểu mẫu.

Thủ tướng cũng ghi nhận các ý kiến về việc cần có trong Kế hoạch của Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo các chỉ tiêu thực chất gắn với các yếu tố như năng suất lao động, việc làm, môi trường... Tiếp tục phân cấp giao quyền, đi tắt đón đầu khoa học công nghệ. Tiếp tục thực hiện phát triển hạ tầng đồng bộ, liên thông, kể cả hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, hạ tầng thông minh. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực và có chính sách thu hút nhân tài. Tăng cường kỷ luật kỷ cương ngân sách. Giải quyết các bất cập về liên kết vùng.

Cùng với chỉ đạo các bộ xử lý các vướng mắc địa phương nêu ra, Thủ tướng yêu cầu các phương phải nỗ lực cải cách hành chính, đổi mới phong cách và lề lối làm việc; dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; đổi mới sáng tạo, tránh dựa dẫm, trông chờ và ỉ lại.


Vũ Dũng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.