Thống đốc nói gì về tái cơ cấu ngân hàng?
“Năm qua hệ thống ngân hàng cũng làm rất tốt thực hiện được sự hấp thụ vốn của nền kinh tế ; điều hành thị trường uyển chuyển với sự tham gia của Vietcombank trong vai trò là ngân hàng lớn nhất”, Thống đốc khẳng định.
Theo Thống đốc, ngay từ đầu năm cho rằng giữ được mặt bằng lãi suất cho vay rất khó, nhưng cuối cùng toàn ngành đã giảm được 0,5-1% - đây là điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh khó khăn. Tuy nhiên, năm 2017 sẽ khó khăn hơn với các đặc điểm như:, kinh tế thế giới có thể phục hồi nhưng rất chậm; đặc biệt tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm dẫn đến ảnh hưởng xuất khẩu.
“Chính phủ đặt đặt chỉ tiêu tăng trưởng 6,7% là thách thức lớn phải kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát; lãi suất sẽ gặp áp lực rất lớn với mục tiêu tăng trưởng như vậy. Chúng ta phải giữ ổn định được mặt bằng lãi suất đặc biệc lãi suất cho vay”, Thống đốc lưu ý. Liên quan đến ngoại hối và tỷ giá, theo Thống đốc, năm 2017 dự báo cán cân thanh toán sẽ không cao như 2016, chính sách tăng lãi suất của FED sẽ ảnh hưởng. Do đó, NHNN sẽ điều hành linh hoạt đặc biệt nhuần nhuyễn về tỷ giá.
Nói về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, người đứng đầu NHNN khẳng định, hiện toàn ngành đang triển khai mạnh mẽ đạt kết quả tích cực. “Chúng ta đã tập trung nhiều công sức đề tái cơ cấu hoàn thiện hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu đến 2020. Đây là đề án tổng thể có lộ trình kiên quyết thực hiện trên cơ sở trình thường trực Chính phủ và Bộ Chính trị với giải pháp quyết liệt”, Thống đốc nói; đồng thời ghi nhận trong tái cơ cấu có nỗ lực lớn của Vietcombank trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt; xử lý nợ xấu đảm bảo an toàn.
Cùng đó, Thống đốc giao nhiệm vụ một trong nhũng ưu tiên hàng đầu của Vietcombank là phải tái cơ cấu. “Sau khi Chính phủ phê duyệt xong chúng tôi sẽ chỉ đạo Vietcombank phải xác định vị trí của mình ở đâu trong khu vực trong 5-10 năm tới. Ngoài việc tái cơ cấu ngân hàng, Vietcombank phải tham gia trách nhiệm vào tái cơ cấu những ngân hàng khác. Khi tham gia thì sẽ có những cơ chế giải pháp chính sách hết sức rõ ràng; chúng tôi đã báo cáo trước Chính phủ và đây cũng là lợi ích của Vietcombank vì có thể sẽ được tăng thêm một số lợi ích của chính ngân hàng”. Thống đốc nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Ngọc Thịnh cũng cho rằng năm 2016 ngành ngân hàng đã góp phần ổn định nền kinh tế vỹ mô của đất nước và như Thủ tướng đã nói 2016 chúng ta gặp rất nhiều khó khăn nhưng niềm tin thị trường, xã hôi tăng lên lên mạnh mẽ. “Năm 2016 đã có gần 30.000 doanh nghiệp phục hồi hoạt dộng trở lại sau thời gian ngưng nghỉ với gần 100.000 doanh nghiệp mới ra đời. Với tư cách là Phó chủ tịch hội đồng thi đua khen thương trung ương, chúng tôi rất vui vì nhiều tập thể được khen thưởng”, bà Thịnh nói.
Theo chủ tịch HĐQT Vietcombank – ông Nghiêm Xuân Thành: 2016 Vietcombank là năm thành công trong xử lý nợ xấu với dấu ấn là ngân hàng đầu tiên tiên phong chính thức xử lý xong nợ xấu tại VAMC, (là ngân hàng một sổ không còn nội bảng, ngoại bảng. Vietcombank cũng là 1 trong 10 DN nộp ngân sách lớn nhất cả nước. Ông Thành cũng nhấn mạnh trong năm này giá cổ phiếu của Vietcombank (VCB) tăng cao gấp hơn 2 lần –2016 hiện chưa thực hiện được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. “Điều vui mừng là Chính phủ đã cho phép giữ lại thặng dự và lợi nhuận để tăng vốn”, ông Thành thông báo.
Với thương hiệu và truyền thống lịch sử của Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng- Tổng giám đốc Vietcombank khẳng định đây là năm ngân hàng đạt quả rất tốt và sẽ tăng tốc hơn nữa trên các mặt. Ông Dũng nhấn mạnh với lợi nhuận đạt cao nhất, kết qủa xử lý nợ xấu tốt nhất, năm 2016, Vietcombank sẽ có mức thu nhập cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Như Tiền phong đã thông tin trước đó, năm 2017 trọng tâm tái cơ cấu của NHNN sẽ là xử lý các ngân hàng yếu kém đặc biệt trong đó có 3 ngân hàng 0 đồng và 2 ngân hàng nữa là ĐongABank và Sacombank. Nhiều khả năng sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước trong vai trò hỗ trợ sẽ thực hiện với các ngân hàng 0 đồng –như hiện tại Vietcombank đang làm với ngân hàng Xây dựng. |