|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (29/3): Lo ngại liên quan đến Brexit đè nặng đồng bảng Anh và euro, cơn sốt vàng ở Nga

17:55 | 29/03/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD đang nỗ lực duy trì đà tăng gần đây, trong khi những lo ngại liên quan đến Brexit đè nặng lên đồng bảng Anh và đồng euro.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (29/3), vào lúc 16h giờ Việt Nam có 4/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 6 cặp còn lại tăng điểm.

Thị trường ngoại hối hôm nay (29/3): Lo ngại liên quan đến Brexit đè nặng đồng bảng Anh và euro, cơn sốt vàng ở Nga - Ảnh 1.

Tỉ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing)

Trong khi đó, cặp NZD/USD tăng cao nhất với mức tăng 0,3% và cặp GBP/USD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,15%.

Thị trường ngoại hối hôm nay (29/3): Lo ngại liên quan đến Brexit đè nặng đồng bảng Anh và euro, cơn sốt vàng ở Nga - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)

Thị trường ngoại hối hôm nay (29/3): Lo ngại liên quan đến Brexit đè nặng đồng bảng Anh và euro, cơn sốt vàng ở Nga - Ảnh 3.

Nguồn: Investing

Bình luận từ cố vấn kinh tế trưởng của Tổng thống Trump và Brexit khiến thị trường ngoại tệ run rẩy

Những bình luận ảm đạm từ cố vấn kinh tế trưởng của Tổng thống Donald Trump - ông Larry Kudlow - vào cuối ngày 28/3 cũng dấy lên một số lo ngại về rủi ro.

Ông Kudlow cho rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc còn một vài tháng nữa mới diễn ra, ngay cả khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đã đến Bắc Kinh để tham dự một vòng đàm phán mới.

Hạ viện Anh dự kiến sẽ bỏ phiếu một lần nữa về Thỏa thuận Brexit (đã hai lần bị bỏ phiếu từ chối) của Thủ tướng Theresa May. Tuy nhiên, sáng kiến này dường như không có khả năng xảy ra do thiếu sự hỗ trợ của Đảng Bắc Ireland - Đảng Bảo thủ của bà May - và những người ủng hộ Brexit ngay bên trong.

Kết quả khả thi nhất cho Brexit là bà May sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) gia hạn thời hạn Brexit vào ngày 12/4 và đồng nghĩa rằng, điều này sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng 5.

Không rõ liệu các quốc gia thành viên EU có chấp thuận việc gia hạn này không, do đó, phương án Anh rời khỏi EU vào ngày 12/4 vẫn là kịch bản mặc định.

Đồng bảng Anh đã chạm mức thấp nhất trong ba tuần so với đồng USD vào hôm 28/3 sau khi thị trường tiếp nhận những hệ luy từ bế tắc Brexit. Trước đó, tối ngày 26/3, Hạ viện Anh đã không thông qua tất cả 8 phương án thay thế cho Thỏa thuận Brexit của bà May.

Mặc dù hồi phục một chút trong đêm, vào lúc 4h sáng ET (8h GMT), đồng bảng Anh đã giảm khoảng 0,2% so với giá đóng cửa ngày 28/3, đạt mức 1,3019 USD.

Trong khi đó, đồng euro đã chạm mức thấp nhất trong tuần (đạt mức 1,1597 USD) sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ của Đức trong tháng 2/2019 tăng mạnh hơn dự kiến, tạo ra một số yếu tố tích cực về sức mạnh của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Chỉ số US Dollar Index - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 loại tiền tệ chính - đã ở mức 96,822 (cao nhất trong hai tuần) nhờ vào dòng chảy an toàn của các đồng tiền tệ tại các thị trường mới nổi, chẳng hạn như đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng rand của Nam Phi.

Đồng USD đã tăng hơn 4% so với đồng lira vào ngày 28/3 và tăng thêm 1,7% vào sáng ngày 29/3.

Yêu cầu phá vỡ sự phụ thuộc của Nga vào đồng USD đã tạo ra một cơn sốt vàng theo nghĩa đen

Trong vòng một thập kỉ, Nga đã tăng gấp 4 lần dự trữ vàng. Trong đó, 2018 được đánh giá là năm lượng dự trữ vàng tăng cao nhất. Dữ liệu từ ngân hàng trung ương Nga cho thấy dự trữ vàng trong tháng 2/2019 đã tăng 1 triệu ounce, nhiều nhất kể từ tháng 11/2018.

Dữ liệu cho thấy Nga đã được những bước tiến nhanh chóng trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của nước này vào các loại tài sản Mỹ.

 Các nhà phân tích - những người đã tạo ra thuật ngữ "chống đô la hóa" (de-dollarization) - đang suy đoán về những ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu nếu Nga áp dụng triết lí tương tự và liệu thị trường có đang yêu thích vàng hay đồng nhân dân tệ hơn so với đồng USD.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào tháng 11/2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói rằng các tập đoàn và doanh nghiệp tại châu Âu quá phụ thuộc vào đồng USD. Năm 2018, Ba Lan và Hungary đã khiến các nhà phân tích ngạc nhiên khi là hai trong số những quốc gia EU đầu tiên thực hiện giao dịch mua vàng số lượng đáng kể.

Các chuyên gia bắt đầu đặt câu hỏi liệu Nga có đủ khả năng chi trả cho tốc độ dự trữ vàng mạnh mẽ của nước này hay không. "Nếu Nga đạt đến giới hạn mua vàng trong nước, ngân hàng trung ương Nga sẽ bắt đầu nhập khẩu vàng", ông Oleg Kouzmin, nhà kinh tế trưởng tại Renaissance Capital ở Moscow kiêm cựu cố vấn của Bộ Chính sách Tiền tệ tại ngân hàng trung ương Nga, cho hay.

Một đại diện của ngân hàng trung ương Nga đã từ chối bình luận về việc mua vàng của nước này.

Một nguyên nhân khiến dự trữ vàng của Nga tăng cao là sự phụ thuộc của nước này vào việc xuất khẩu hàng hóa, chẳng hạn như dầu thô được tính bằng đồng bạc xanh. Ba phần tư lợi nhuận thương mại 600 tỉ USD của Nga là tính bằng đồng USD.

Trần Nam Thi