|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (26/11): Euro và bảng Anh tăng khi niềm tin thị trường trở lại

18:45 | 26/11/2018
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD sụt giảm trong khi đồng EUR và GBP tăng trở lại khi sự ưa thích rủi ro của các nhà đầu tư quay trở lại. Niềm tin của thị trường đã tăng thêm khi giá dầu duy trì ổn định sau sự sụt giảm của tuần trước.
thi truong ngoai hoi hom nay 2611 euro va bang anh tang khi niem tin thi truong tro lai Sự kiện thị trường ngoại hối tuần tới (26/11 - 30/11): Thị trường tập trung vào cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (26/11), vào lúc 18h38 giờ Việt Nam (11h38 GMT) có 3/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 7 cặp còn lại tăng điểm.

thi truong ngoai hoi hom nay 2611 euro va bang anh tang khi niem tin thi truong tro lai
Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing)

Trong đó, cặp GBP/JPY tăng cao nhất với mức tăng 0,48% và cặp USD/CAD tiếp tục là cặp tỷ giá giảm nhiều nhất với mức giảm 0,23%.

thi truong ngoai hoi hom nay 2611 euro va bang anh tang khi niem tin thi truong tro lai
Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)
thi truong ngoai hoi hom nay 2611 euro va bang anh tang khi niem tin thi truong tro lai

USD giảm trong khi EUR và GBP tăng trở lại khi sự ưa thích rủi ro quay trở lại

Đầu tuần, đồng USD đã giảm mạnh trong khi đồng euro và đồng bảng Anh tăng điểm do lo ngại về hàng ngân sách của Italy giảm. Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn thận trọng khi một loạt các rủi ro địa chính trị tiếp tục lan rộng trên thị trường.

Chỉ số US Dollar Index, đo lường sức mạnh của đồng USD so với rổ 6 loại tiền tệ chính, giảm 0,27% xuống 96,56 vào 9h32 GMT), rút khỏi mức cao nhất trong một tuần tại 96,96.

Trước đó, đồng USD được hỗ trợ khi nỗi lo về sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và những lo ngại về tình trạng căng thẳng thương mại của Mỹ - Trung Quốc giảm bớt.

thi truong ngoai hoi hom nay 2611 euro va bang anh tang khi niem tin thi truong tro lai
Nguồn: Reuters.

Đồng euro tăng mạnh so với đồng USD, với tỷ giá EUR/USD tăng 0,41% lên 1,1382. Đồng tiền này đã được thúc đẩy bởi những dấu hiệu của một bước đột phá thoả thuận giữa Rome và EU về vấn đề ngân sách năm 2019 của Italy sau khi Phó Thủ tướng Matteo Salvini chỉ ra rằng chính phủ của ông có thể giảm mục tiêu vay.

EU đã từ chối ngân sách dự thảo năm 2019 của Italy do thâm hụt vượt kế hoạch 2,4% và vi phạm các quy tắc tài chính của EU. Và hiện tại chính phủ Italy đang tìm cách thảo luận mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2019 thấp hơn ở khoảng 2 - 2,1% GDP.

Ngưỡng kháng cự phía trên và cặp tỷ giá này phải đối mặt là vùng 1,1425 - 30, phía trên đó là ngưỡng cản trung hạn gần 1,1400 và SMA 100 ngày quanh vùng 1,1480. Ở chiều ngược lại các ngưỡng hỗ trợ là 1,1350, nếu mức này bị phá vỡ sẽ hướng tới ngưỡng hỗ trợ trung bình tại 1,1325 và dưới đó là ngưỡng 1,1300 USD.

Đồng bảng Anh chịu bất ổn từ Brexit

Đồng bảng Anh cũng tăng cao hơn với GBP/USD tăng 0,22% lên 1,2841, nhưng mức lợi nhuận vẫn nằm giữa sự bất ổn liên tục của Brexit.

Hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo EU đã chấp thuận các điều khoản rút khỏi khối của Anh nhưng các nhà quan sát thị trường hiện đang tập trung vào việc liệu thỏa thuận Brexit có vượt qua một cuộc bỏ phiếu trong quốc hội Anh hay không.

Đồng bảng Anh giảm nhẹ so với đồng euro với tỷ giá EUR/GBP tăng 0,18% lên 0,8862.

Đồng dollar tăng cao hơn so với đồng yên với tỷ giá USD/JPY tăng 0,25% lên 113,24.

Niềm tin của thị trường đã tăng thêm khi giá dầu duy trì ổn định sau sự sụt giảm của tuần trước. Tuy vậy các nhà đầu tư vẫn giữ tâm trạng thận trọng trước cuộc họp thương mại Mỹ - Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới vào cuối tuần.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh và các nhà đầu tư hy vọng rằng các cuộc đàm phán giữa hai bên có thể dẫn đến "ngừng bắn" trong cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Xem thêm

Diệp Bình

Đánh thuế BĐS: Kiểm soát đầu cơ hay tạo thêm gánh nặng?
Nếu chỉ áp dụng mỗi biện pháp đánh thuế thì sẽ khó ngăn chặn hiệu quả việc thao túng giá bất động sản mà ngược lại còn có tác dụng tiêu cực nếu chính sách tiền tệ và tài khóa đi theo xu hướng ngược lại là hỗ trợ tăng trưởng.