|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tháng 6, dự kiến giải ngân gần 4.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông

07:57 | 28/05/2022
Chia sẻ
Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), dự kiến trong tháng 6/2022, nguồn vốn ngân sách giải ngân cho các dự án giao thông khoảng 3.950 tỷ đồng.

Lũy kế tới hết tháng 6/2022, khối lượng giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải sẽ đạt khoảng 19.030 tỷ đồng, đạt 37,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 44% kế hoạch Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giao.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân tại các dự án có kế hoạch giải ngân còn lại lớn, đặc biệt là dự án phải hoàn thành trong năm 2022.

Đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết: Một số dự án được xác định cần tăng tốc hơn nữa trong giải ngân như: Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 cần giải ngân 1.740 tỷ đồng, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần giải ngân khoảng 140 tỷ đồng; đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất giải ngân khoảng 160 tỷ đồng; Các dự án đường sắt cấp bách giải ngân 174 tỷ đồng, dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch giải ngân 370 tỷ đồng, dự án kết nối giao thông Tây Nguyên giải ngân 126 tỷ đồng.

Trong khi đó, Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc giải ngân 95 tỷ đồng; Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1A qua Cà Mau sẽ giải ngân 75 tỷ đồng và dự án tuyến tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột giải ngân 120 tỷ đồng.

Trước đó, theo báo cáo tháng 5/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân 3.880 tỷ đồng. Lũy kế hết tháng 5/2022, khối lượng giải ngân là 15.080 tỷ đồng, đạt 34,9% kế hoạch đã giao chi tiết và đạt 29,8% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong số vốn đã được giải ngân, khối lượng của các dự án ODA là 1.600 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 1) là 5.430 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2) giải ngân 175 tỷ đồng. Các dự án quan trọng cấp bách giải ngân 1.110 tỷ đồng, các dự án thu hồi ứng trước kế hoạch giải ngân 2.768 tỷ đồng và trả nợ các dự án BT 1.144 tỷ đồng.

Tính đến ngày 25/5, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cũng nêu 9 dự án giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu thuộc ba nhóm chính.

Cụ thể, nhóm chậm giải ngân do lựa chọn nhà thầu chậm, gồm các dự án: kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc và Tân Vạn - Nhơn Trạch.

Nhóm giải ngân chậm do tiến độ thi công chưa đáp ứng yêu cầu gồm các dự án: cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt; Mỹ Thuận - Cần Thơ; Tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên; Quốc lộ 279B, Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa và Quốc lộ 15 - Tiểu dự án 3.

Nhóm cuối cùng chậm giải ngân liên quan đến hồ sơ nội nghiệp có dự án đường cất hạ cánh Tân Sơn Nhất..


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quang Toàn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.