|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thách thức Trung Quốc mà tổng thống Mỹ phải đối mặt sau cuộc bầu cử

12:59 | 27/10/2020
Chia sẻ
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, kinh tế Trung Quốc thách thức vị trí số một của Mỹ, quân đội Trung Quốc cũng đã được mở rộng mạnh mẽ. Tìm ra cách đối xử đúng đắn với Trung Quốc sẽ là nhiệm vụ quan trọng của vị tổng thống Mỹ tiếp theo, dù đó là ông Trump hay ông Biden.
Thách thức Trung Quốc Mỹ sẽ phải đối mặt sau cuộc bầu cử - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Gluekit)

Mỗi khi Nhà Trắng có sự chuyển giao quyền lực, theo truyền thống, tổng thống sắp mãn nhiệm sẽ viết cho người kế nhiệm một bức thư chứa những lời khuyên đúc kết từ kinh nghiệm của mình.

Tổng thống George W. Bush cảnh báo ông Obama rằng "những người chỉ trích sẽ nổi giận và "bạn bè" của ông sẽ khiến ông phải thất vọng". Trong khi đó, ông Obama kêu gọi ông Trump "duy trì trật tự quốc tế được mở rộng ổn định kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc".

Theo CNN, bất cứ ai muốn khuyên nhủ chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng tốt nhất nên thúc giục ông ta tập trung vào mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc.

Vị tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức năm 2021 có thể là người đầu tiên trong hai thập kỉ mà thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất là đối phó với một trật tự thế giới đa cực mới, nơi mà Mỹ không còn là siêu cường duy nhất.

Trung Quốc hiện đang thách thức vị thế nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ. Bên cạnh đó, quân đội hùng mạnh và được mở rộng liên tục của Trung Quốc cũng đối đầu với lực lượng Mỹ và các đồng minh tại một số điểm nóng tiềm năng. Giới quan sát cảnh báo về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, hoặc thậm chí là xung đột công khai giữa hai siêu cường.

Dưới sự chỉ đạo của ông Trump, Mỹ khai chiến thương mại với Trung Quốc bằng thuế quan, trừng phạt quan chức Trung Quốc và Hong Kong, tăng cường hỗ trợ và bán vũ khí cho Đài Loan. Ông Trump liên tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về đại dịch và đóng cửa lãnh sự quán tại Houston.

Bắc Kinh muốn thiết lập lại quan hệ

Về phần mình, Bắc Kinh sẽ tìm cách thiết lập lại mối quan hệ với Mỹ bất kể ai chiến thắng cuộc bầu cử. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thích trở thành tâm điểm trong cuộc thi này vì quan điểm chống Trung Quốc đã lên cao tại Washington thời gian qua.

Ông Ryan Manuel, Giám đốc điều hành của hãng nghiên cứu và tư vấn Official China nói rằng quan hệ với Mỹ là "trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình và ông ấy đã bị chỉ trích trong nội bộ vì để tình hình xấu đi".

"Sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc Trung Quốc sẽ bắt đầu thúc đẩy để thiết lập lại mối quan hệ hai nước".

Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải tại Washington nói rằng Bắc Kinh "kiên quyết phản đối một cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới hoặc sự chia tách quan hệ hai nước. Chúng tôi quyết tâm mang lại sự phát triển lành mạnh và ổn định cho mối quan hệ Trung - Mỹ".

Nhưng sự đổ vỡ của mối quan hệ Mỹ-Trung không chỉ đến từ phía Washington hay Tổng thống Trump. Một phần, mối quan hệ rạn nứt là kết quả của chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của của Bắc Kinh và chủ nghĩa mở rộng quân sự, cũng như những cáo buộc của cộng đồng quốc tế về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong.

Đại dịch COVID-19 ban đầu làm tổn thương vị thế toàn cầu của Bắc Kinh nhưng đã mang lại cơ hội lớn để Trung Quốc "hồi sinh dân tộc", khôi phục vị trí lịch sử trước đây.

Kinh tế Trung Quốc hoạt động khá tốt trước đại dịch bất chấp thương chiến với Mỹ. Trung Quốc cũng chống chọi với cơn bão phong tỏa và đại dịch tốt hơn nhiều quốc gia khác, đặc biệt là với những nước lớn như Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

Quân đội Trung Quốc mở rộng mạnh mẽ dưới thời ông Tập, dù ngân sách quốc phòng vẫn thua kém Mỹ. Vài tháng gần đây quân đội nước này đã tăng cường hoạt động tại Biển Đông và dãy Himalaya. Ngược lại, rất nhiều quân đội khác, không chỉ Mỹ, thấy năng lực của họ tạm thời bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Ngày 13/10, ông Tập đã thị sát lực lượng Thủy quân lục chiến ở miền nam Trung Quốc. Ông lệnh cho đơn vị tinh nhuệ này "tập trung vào việc chuẩn bị chiến tranh và năng lực chiến đấu", cũng như "duy trì trạng thái cảnh giác cao".

Thách thức Trung Quốc Mỹ sẽ phải đối mặt sau cuộc bầu cử - Ảnh 2.

Cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Getty Images)

Hầu hết các nhà quan sát đồng tình rằng nếu ông Biden đắc cử, Mỹ sẽ theo đường lối bớt đối đầu hơn với Trung Quốc, dù có thể ông Biden ngờ vực Bắc Kinh không kém gì ông Trump.

Ông Jeff Moon, cựu quan chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc cho biết ông Biden "sẽ tiếp tục truyền thống dựa vào các cơ quan nội bộ và đồng minh lâu năm của Mỹ, đưa ra quyết định cân nhắc hơn về các vấn đề Mỹ-Trung", trái ngược với các chính sách thất thường của ông Trump.

Nguy cơ quan hệ Mỹ - Trung xấu đi nếu ông Trump tái đắc cử

Trong cuộc bầu cử 2012, người Mỹ tranh luận rằng Nga hay Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Mỹ. Nhưng đến nay, hầu hết mọi người sẽ nói rằng Bắc Kinh là thách thức lớn hơn nhiều. Theo tờ CNN, bất kì sự nhượng bộ nào của Mỹ sẽ bị coi là điểm yếu, mặc dù chiến lược cứng rắn hiện nay chưa buộc được Trung Quốc thay đổi cách hành xử.

Trong vòng 4 năm qua, thái độ của ông Trump lúc thì nóng lúc thì lạnh với Trung Quốc. Có lúc ông Trump khen ngợi ông Tập và thỏa thuận thương mại,  lúc khác thì ông gọi Bắc Kinh là kẻ thù số một của nước Mỹ.

Bắc Kinh phản đối gay gắt việc Trung Quốc bị cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa biến thành chủ đề công kích lẫn nhau trong cuộc bầu cử. Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể hi vọng rằng sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, ông Trump hoặc ông Biden có thể sẽ hạ giọng.

Nick Marro, chuyên gia về Trung Quốc của tờ The Economist cho rằng ông Trump có thể sẽ còn hung hăng hơn với Trung Quốc nếu thắng cử.

"Thỏa thuận thương mại giai đoạn một thành công là nhờ lo ngại của Tổng thống về cơ hội tái đắc cử,… chứ không phải vì bất kì thay đổi thực sự nào trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung".

"Tuy nhiên, nếu Tổng thống Trump thắng cử, ông ấy sẽ không còn bị trói buộc về những lo ngại chính trị về nhiệm kì thứ hai. Điều này có thể khiến ông ấy thực hiện các hành động chống Trung Quốc triệt để hơn trước, chẳng hạn như thắt chặt các lệnh cấm đầu tư hoặc dòng tài chính giữa doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang