|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự thật về việc tương tác dạo trên TikTok là có thể kiếm tiền

11:30 | 01/12/2020
Chia sẻ
Đội ngũ phát triển ứng dụng đã mời chào nhà đầu tư các gói nhiệm vụ hấp dẫn với tuyên bố chỉ cần tương tác là ra tiền. Tuy nhiên sau khi nạp tiền vào, nhiều người đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

TikTok đang là một trong những ứng dụng nổi lên trong năm 2020. Theo báo cáo của Qandme, TikTok là ứng dụng xếp thứ 6 tại Việt Nam về thời lượng sử dụng, chỉ sau những cái tên quen thuộc như Facebook, Messenger, YouTube, Safari và Zalo.

Chính vì thế, vài tháng trở lại, hàng loạt các ứng dụng "kiếm tiền" trên TikTok đã lần lượt xuất hiện với những lời mời chào hấp dẫn. Những ứng dụng kiểu này cho biết chỉ cần tham gia TikTok, tương tác (thả tim, follow) dạo là có thể kiếm tiền.

Ngoài ra, các ứng dụng này sẵn sàng trả tiền cho các KOLs (người dẫn dắt dư luận) hoặc những nhân vật nổi tiếng, nhiều lượt theo dõi trên TikTok để quảng cáo cho ứng dụng của mình. Từ đó, người dùng càng dễ tin tưởng đây là những ứng dụng tốt.

Tuy nhiên, để có thể nhận tiền, nhóm phát triển ứng dụng ăn theo yêu cầu người dùng phải nộp tiền để "mua" các gói nhiệm vụ. 

Cụ thể, một ứng dụng có tên Aizan mời chào các gói nhiệm vụ từ đồng tới kim cương với giá trị thấp nhất 330.000 đồng và cao nhất là 33 triệu đồng. Nhóm phát triển ứng dụng cam kết chỉ sau chưa đầy một tháng tích cực tương tác dạo, người dùng đã có thể hoàn vốn.

Trong trường hợp sau khi hoàn vốn, người dùng tiếp tục hoạt động trên TikTok như hướng dẫn từ các gói, sẽ có cơ hội kiếm thêm nhiều tiền. Theo ước tính, số tiền mà nhóm phát triển ứng dụng đưa ra có thể gấp nhiều lần so với số vốn. Điều này khiến không ít người tin tưởng chuyển tiền vào.

Tới đầu tháng 11/2020, Aizan bất ngờ thông báo gặp vấn đề về bảo mật và bị hacker tấn công. App phát đi thông báo bảo trì và sau đó không có bất cứ một thông tin nào khác được phát đi từ đội ngũ điều hành ứng dụng. Trên kho CH Play, Aizan cũng đã bị xóa.

Một ứng dụng khác với tên gọi iClick cũng hoạt động với mô hình gần tương tự. App quảng cáo rằng chỉ cần tương tác hàng ngày trên Facebook hoặc TikTok là có thể kiếm được 350.000 đồng - 400.000 đồng.

Sự thật về việc tương tác dạo trên TikTok là có thể kiếm tiền - Ảnh 1.

Một video lồng ghép nội dung quảng cáo trên TikTok về ứng dụng kiếm tiền bằng cách tương tác dạo. (Ảnh: VTV)

Tuy nhiên, cũng như Aizan, iClick đã thông báo "kênh hỗ trợ chính thức đã bị kẻ xấu report và khóa mất".

Trong trường hợp không thể liên lạc với "kênh hỗ trợ chính thức", nguy cơ các nhà đầu tư mất tiền là có thể thấy rõ.

Việc "tương tác dạo" kiếm tiền từ TikTok là một "mô hình kinh doanh" không hề mới. Cách đây vài năm, khi Facebook dần trở nên phổ biến, nhiều hội nhóm, fanpage đã lập ra mới mục đích dụ người dùng chỉ cần thích, chia sẻ và bình luận là có thể nhận được tiền. Đương nhiên, để nhận tiền thì phải "nạp" trước một số tiền nhất định.

Sau giai đoạn đó, đến một khoảng thời gian khác lên ngôi của "ứng dụng đọc báo". Cụ thể, các ứng dụng  quảng cáo rằng người dùng chỉ cần đọc báo trên nền tảng, là có thể kiếm tiền. 

Không những thế, hầu hết các ứng dụng có dấu hiệu lừa đảo đều lồng ghép thêm mô hình đa cấp đầy tinh vi. Người dùng trước giới thiệu thêm người dùng sau sẽ kiếm thêm tiền. Sau vài lần rút tiền thành công, mô hình sẽ nhanh chóng nhân rộng.

Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các mô hình đa cấp trá hình, khi nhóm phát triển nhận thấy đã "kiếm" được đủ tiền, ứng dụng sẽ sập, hoặc "bị hacker tấn công", "hacker report".

Với trường hợp của Aizan, theo phản ánh của nhóm người dùng bị mất tiền, đội ngũ phát triển thay vì nhận tiền qua một cổng thanh toán trên ứng dụng hoặc thẻ điện thoại, thì lại nhận chuyển khoản qua internet banking.

Với số tài khoản công khai, ngân hàng hoàn toàn có thể truy vết và tìm được chủ tài khoản. Tuy nhiên theo phản ánh của một số bộ phận "nạn nhân", người đứng tên tài khoản có thể không phải là những người đằng sau điều hành app Aizan. Thay vào đó, họ có thể mở tài khoản từ thông tin từ người khác, rút tiền từ ATM và không để lại dấu vết.

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.