|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

SSI: Dư nợ tái cấu trúc của VIB dự báo giảm 80% trong năm 2022

20:50 | 18/05/2022
Chia sẻ
SSI kỳ vọng sự phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ sẽ giúp VIB đạt tăng trưởng tín dụng 20% so với cùng kỳ và dư nợ tái cấu trúc sẽ giảm 80% trong năm.

Theo báo cáo cập nhật Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) kỳ vọng sự phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ sẽ giúp VIB đạt tăng trưởng tín dụng 20% so với cùng kỳ và dư nợ tái cấu trúc sẽ giảm 80% trong năm với kỳ vọng chi phí tín dụng thu hẹp xuống mức 0,73%.

Tuy nhiên, lãi suất huy động và lãi suất liên ngân hàng ước tính tăng 0,6 điểm % so với cùng kỳ sau khi chạm đáy trong thời kỳ dịch COVID-19. Do đó, chuyên gia dự báo NIM năm 2022 của ngân hàng sẽ giảm nhẹ xuống 4,40% từ 4,51% trong năm 2021.

Với việc tập trung cải thiện và phát triển nền tảng số để phát hành thẻ tín dụng và kiểm soát chi phí hiệu quả, SSI cho rằng VIB sẽ có thể giữ hệ số CIR ở mức 35% trong năm 2022.

 Nguồn: SSI Research.

Ngoài ra, chuyên gia kỳ cũng vọng khi quá trình đàm phán hợp đồng bancassurance hoàn tất, ngân hàng sẽ dẫn đầu thị trường trong phân khúc này. Khoản phí trả trước bổ sung có thể sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận.

Trong quý I/2022, việc cạnh tranh gay gắt kết hợp với việc chậm trễ trong việc thẩm định hợp đồng bảo hiểm sửa đổi khiến thu nhập từ bancassurance của VIB giảm 36,2% so với cùng kỳ. Song bất chấp sự sụt giảm của bancassurance, thu nhập từ phí thanh toán tăng 57% so với cùng kỳ đạt 276 tỷ đồng - giúp thu nhập ròng từ phí ổn định.

Thu nhập ngoài lãi khác giảm 14% so với cùng kỳ do hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ 81 tỷ đồng và hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ lãi 2,3 tỷ đồng (từ 56 tỷ đồng trong quý I/2021). SSI cho rằng điều này phù hợp với quan điểm hoạt động kinh doanh trái phiếu chính phủ sẽ khó thu được lợi nhuận trong năm nay với môi trường hiện tại.

Phương Nga

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.