Soi sở hữu Ngân hàng Quốc dân trước ngày tăng vốn lên hơn 5.000 tỉ đồng
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB - Mã: NVB) đang chuẩn bị phát hành gần 2.000 tỉ đồng để tăng vốn điều lệ lên 5.004 tỉ đồng. Được biết, NCB giữ nguyên mức vốn điều lệ 3.010 tỉ đồng suốt từ năm 2011 đến nay.
NCB có duy nhất 1 cổ đông lớn
Theo công bố thông tin của NCB, tính đến ngày 11/10/2018, có 765 cổ đông trong nước nắm 98,94% vốn điều lệ NCB; 21 cổ đông nước ngoài sở hữu 0,05%; còn lại là cp quỹ với 1,11%.
Cổ đông lớn duy nhất của ngân hàng là CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định, sở hữu 9,9% vốn điều lệ (ứng với 29,79 triệu cp). Ông Nguyễn Tri Hổ hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty này, hiện không nắm cổ phần nào của NCB.
Được biết, ông Hổ từng là Trưởng Ban Kiểm soát của CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), doanh nghiệp do ông Đặng Thành Tâm - “ông chủ cũ” của NCB, làm Chủ tịch. Ngoài ra, ông Hổ từng làm Kế toán trưởng CTCP Tân Tạo (ITA), khu Công nghiệp Tân Tạo.
Trong khi đó, các cổ đông sáng lập của NCB hiện nay đều không sở hữu cổ phiếu nào của ngân hàng.
(Nguồn: NCB) |
Quá trình tăng vốn của NCB. (TV tổng hợp) |
Cơ cấu cổ đông nội bộ cho thấy, chỉ có bà Trần Hải Anh, thành viên HĐQT NCB, nắm sở hữu cổ phiếu ngân hàng với tỉ lệ 4,15% (ứng với 12,5 triệu cp). Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch NCB, đồng thời là chồng bà Hải Anh không nắm cổ phiếu nào.
(Nguồn: NCB) |
Ông Dũng, từng là đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng ở các ngân hàng khác như Phó Giám đốc Ngân hàng ACB chi nhánh Hà Nội, Giám đốc ACB chi nhánh Hài Phòng; Quyền Tổng giám đốc VPBank. Đáng chú ý là vai trò Chủ tịch HĐQT TCTCP Tập đoàn Gami (Gami Group) của ông Dũng.
Sau khi nhóm cổ đông của ông Đặng Thành Tâm, rời NCB, nhóm Gami Group đã nhanh chóng tham gia vào HĐQT, trong đó ông Vũ Hồng Nam (một cựu lãnh đạo trong Gami Group), bà Hải Anh cùng ông Dũng đã luân phiên nhau nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT NCB.
Ngoài vai trò thành viên HĐQT NCB, bà Hải Anh hiện còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Quản lý Trí tuệ Việt Nam.
Bán trụ sở tại 'đất vàng', ngân hàng NCB muốn 'dứt tình' với ông Đặng Thành Tâm |
Đáng ngờ khi ông Vũ Hồng Nam không có tên trong danh sách HĐQT NCB
Liên quan đến ông Vũ Hồng Nam, danh sách HĐQT trong bản cáo bạch phát hành cổ phiếu mới đây của NCB không có tên ông, mặc dù trên website của ngân hàng vẫn còn thông tin ông Nam giữ chức Thành viên thường trực HĐQT.
Tại báo cáo quản trị 2018 cho biết, vì lý do sức khỏe nên từ tháng 4 đến hết tháng 12/2018, tỷ lệ tham dự các buổi họp HĐQT của ông Nam chỉ đạt 7/10. Điều này đặt dấu hỏi về việc liệu sắp tới HĐQT NCB sẽ có sự thay đổi.
Ông Nam (áo vàng) tham gia vào HĐQT NCB với vai trò Chủ tịch vào năm 2014, khi nhóm cổ đông Đặng Thành Tâm chính thức rút lui. Bà Đặng Thị Xuân Hồng (thứ hai từ trái qua) - nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB),tham gia vào HĐQT NCB giai đoạn 2010 - 2012 và bà Trần Hải Anh (áo xanh dương đứng giữa) - Tổng giám đốc NCB. (Nguồn: NCB) |
Một thành viên HĐQT khác là bà Nguyễn Thị Mai, mặc dù không nắm cổ phần NCB nào nhưng em gái bà Mai, bà Nguyễn Thị Hoa, lại nắm đến gần 6,8 triệu cp NCB (chiếm 2,25% vốn điều lệ).
Nhân vật đình đám khác trong HĐQT NCB là ông Trần Kim Chung, Chủ tịch CTCP Tập đoàn CT (CT Group), tham gia vào HĐQT ngân hàng từ năm 2017. Ông Chung hiện không nắm cổ phiếu NCB. Tài sản chứng khoán của ông tập trung ở 500 triệu cp (83,34% vốn điều lệ) CT Group; hơn 17 triệu cp (8,16% vốn) CTCP Quốc tế C&T; 193,9 triệu cp (47,85% vốn) CTCP Bất động sản CT.
Ngoài ra, các thành viên trong Ban kiểm soát và Ban điều hành NCB hầu hết không nắm cổ phần ngân hàng.
(Nguồn: NCB) |
Theo kế hoạch tăng vốn, thời gian thực hiện trong quý I/2019.
Đối tượng phát hành gồm cổ đông hiện hữu 184,56 triệu cp; cán bộ nhân viên gần 14,9 triệu cp. Giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cp, cao hơn 12% so với thị giá chốt ngày 22/2.
Diễn biến cổ phiếu NCB trong ba tháng gần đây. (Nguồn: VNDirect) |
NCB dự kiến thu về khoảng 1.994 tỉ đồng nếu phát hành thành công toàn bộ. Ngân hàng lên kế hoạch dùng khoảng 100 tỉ đồng đầu tư thay đổi hình ảnh thương hiệu cho ngân hàng; 150 tỉ đồng đầu tư cơ sở vật chất công nghệ; 100 tỉ đồng tăng vốn bổ sung cho Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng Quốc Dân (AMC); trên 1.644 tỉ đồng bổ sung vốn tự có để cho vay trung và dài hạn.
Kế hoạch sử dụng vốn để thay đổi hình ảnh thương hiệu ngân hàng và cơ sở vật chất công nghệ. |
Xem thêm |