Samsung và LG bị tố gây phương hại cho ngành sản xuất nội địa Mỹ
Tuyên bố trên được ITC đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài 4 tháng theo đơn khiếu kiện của tập đoàn Whirlpool đối với Samsung Electronics và LG Electronics, trong đó Whirlpool cáo buộc 2 tập đoàn này đã chuyển các hoạt động sang Việt Nam và Thái Lan để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ được áp đặt cho các máy giặt dân dụng của hai tập đoàn này.
Trên trang web của mình, ITC nhấn mạnh việc Samsung và LG đưa số lượng máy giặt ngày càng nhiều vào thị trường Mỹ là "nguyên nhân đáng kể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc đe dọa nghiêm trọng ngành sản xuất nội địa của Mỹ đối với thiết bị giống hoặc có cạnh tranh trực tiếp" với thiết bị nhập khẩu.
Cùng với LG Electronics, Samsung bị tố gây phương hại cho ngành sản xuất nội địa Mỹ. Ảnh minh họa: TTXVN |
ITC khẳng định quyết định này không ảnh hưởng tới các loại máy giặt được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc tại bất kỳ đối tác thương mại tự do khác của Mỹ.
Thời gian tới, ICT sẽ tập trung nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp xử lý để báo cáo Tổng thống Donald Trump trước ngày 4/12. Các biện pháp xử lý có thể bao gồm tăng thuế, áp đặt hạn ngạch, áp dụng hạn ngạch thuế quan, hỗ trợ điều chỉnh thương mại hoặc kết hợp các biện pháp này.
Năm 2016, tổng số máy giặt mà Samsung và LG xuất sang Mỹ đạt trị giá khoảng 1 tỷ USD. Các máy giặt của Samsung và LG lần lượt chiếm 16% và 13% nhu cầu tiêu dùng của thị trường Mỹ, trong khi Whirlpoop dẫn đầu với 38%.
Trong một bản thông báo, đại diện tập đoàn Samsung đã bày tỏ sự thất vọng về quyết định này, cho rằng quyết định sẽ mang lại bất lợi không nhỏ cho người tiêu dùng Mỹ khi hạn chế sự lựa chọn của họ, đẩy giá bán máy giặt lên cao hơn cũng như không tạo động lực cải tiến công nghệ máy giặt.
Tập đoàn này cho biết hiện đã đưa những cải tiến mới vào các sản phẩm được sản xuất bởi công nhân Mỹ và phục vụ hị trường Mỹ vì quyền lợi người tiêu dùng Mỹ cũng như một thị trường công bằng để người dân Mỹ lựa chọn