|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Rèn luyện ba thói quen sau nếu bạn muốn giàu có suốt đời

07:29 | 12/09/2020
Chia sẻ
Hầu hết mọi người đều mong muốn có một cuộc sống giàu có trong suốt cuộc đời nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Một số thói quen tích cực có thể giúp ích trên con đường tiến tới mục tiêu này.

Tùy thuộc vào từng cá nhân, lí do khiến mỗi người trong chúng ta nỗ lực hết sức mình xây dựng sự giàu có cũng rất khác nhau. Một số người vốn có tham vọng, sự khôn ngoan và muốn kiếm được càng nhiều tiền càng tốt để chứng tỏ năng lực, sự thành công. T

rong khi đó thì những người khác có thể muốn để lại một khối tài sản lớn cho con cháu đời sau hay đơn giản hơn là chuẩn bị nghỉ hưu một cách thoải mái. Dù lí do của bạn là gì, hãy bắt đầu ba thói quen sau để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và giàu có, no đủ cả đời. 

1. Thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của bạn

Theo ý kiến của những chuyên gia tài chính có kinh nghiệm thì trước hết, các cá nhân nên có nhận thức đúng đắn về những gì đang xảy ra với tình hình tài chính của mình. Tần suất đánh giá tài sản, tiền bạc, thu nhập, chi tiêu và ngân sách hay nợ nần của ai đó tùy thuộc vào mỗi người nhưng đó cũng được xem như dấu hiệu tích cực, thể hiện rằng bạn đang cam kết theo đuổi các mục tiêu tiền bạc để trở nên giàu có.

Với những người có khối tài sản tương đối thì thuê một chuyên gia tư vấn tài chính có thể là ý tưởng tốt. Việc kiểm tra và đánh giá tài chính của bạn sẽ được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp. Đối với các trường hợp khác thì bạn vẫn có thể tự mình cân nhắc và nhìn nhận với thái độ khách quan, đảm bảo sự chính xác.

Rèn luyện 3 thói quen sau nếu bạn muốn giàu có suốt đời - Ảnh 1.

Sự giàu có dài lâu được tạo dựng và duy trì nhờ những thói quen tốt.

Khi một cá nhân liên tục theo dõi các mục tiêu tài chính cụ thể thì cũng có nghĩa là người đó đang tiến gần hơn tới sự giàu có. Vì sao ư? Vì bạn đang tự cho mình nhiều cơ hội hơn để luôn tỉnh táo và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. 

Quá trình tạo dựng sự giàu có trong thời gian dài luôn tồn tại những sự không chắc chắn và đó là lí do tại sao những thay đổi thích hợp với kế hoạch tài chính trong từng giai đoạn khác nhau lại quan trọng.

2. Rõ ràng hơn về các quyết định chi tiêu

Quan điểm về số tiền một người nên chi tiêu rất khác nhau và nó phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, điều kiện tài chính. Tuy nhiên, một lưu ý vô cùng quan trọng đối với một cá nhân là phải luôn rõ ràng về các quyết định chi tiêu, tự hỏi bản thân rằng "tại sao tôi cần mua sản phẩm/sử dụng dịch vụ này?".

Những hành động mua "không cần thiết" có xu hướng tăng lên theo thời gian và sẽ cực kì bất lợi cho việc tích lũy của cải và tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành người giàu có. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều nên tận hưởng cuộc sống của mình nên không ai có thể chỉ ra cụ thể rằng một người nên làm gì, không nên làm gì với số tiền họ kiếm được nhưng ít nhất thì mọi người cũng phải luôn tỉnh táo khi ra quyết định với tiền bạc.

Bằng cách trả lời câu hỏi "tại sao" này, mỗi cá nhân có nhận thức rõ ràng hơn về hoạt động chi tiêu của họ và ít có khả năng chi tiêu quá mức cho những thứ không thực sự có giá trị. Mặc dù hiện tại chi phí hàng tháng của bạn có thể lớn nhưng chỉ cần rèn thói quen tích cực này thì chắc chắn tình hình tài chính của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu không có sự quyết tâm thì bạn sẽ khó mà thực hiện được mục tiêu xây dựng, duy trì sự giàu có suốt cuộc đời.

3. Chỉ phân bổ tiền cho các phương tiện tài chính mà bạn hiểu rõ

Trước khi thực sự trở nên giàu có, một người có tiềm năng thành công vẫn thường rèn luyện và sở hữu thói quen kiểm soát tiền bạc chặt chẽ, biết rõ nguồn tiền của mình đang đi đâu. Một số câu hỏi để bạn lập kế hoạch tài chính cá nhân cho mình có thể là: Làm sao để phân bổ tiền cho các phương tiện tài chính khác nhau? Các lựa chọn thay thế khác là gì và tại sao kế hoạch A hoặc B lại ưu việt hơn, v.v.

Kiếm tiền bằng các biện pháp đầu tư là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để tích lũy tài sản nhưng nếu không biết cách phân bổ tiền và tránh những nguy cơ lừa đảo thì bạn có thể mất tất cả. Vì vậy, nếu muốn giàu có cả cuộc đời, bạn hãy luôn tạo cho mình thói quen tốt và duy trì nó, kiên định vì các mục tiêu tài chính của mình.

Thu Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.