Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Mở đầu phiên họp, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương trình Quốc hội thông qua.
Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương trình Quốc hội thông qua
Theo đó, tại phiên họp sáng ngày 25/10, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp, đồng thời đóng góp thêm các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, tiếp thu theo nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội là không quy định thẩm quyền thực hiện thí điểm của Chính phủ tại khoản 10 Điều 23 như dự thảo Luật trình Quốc hội để tránh trùng lặp; chỉnh lý lại khoản 10 Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo hướng bỏ quy định về quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vì nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay, qua gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội cho thấy, có 331/395/483 (bằng 83,8%) đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến (chiếm 68,12% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành việc sửa đổi, bổ sung quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương như dự thảo Luật, do đó, xin phép Quốc hội cho tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu về nội dung này, thể hiện cụ thể tại các điều 4, 44, 58 và 72 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Về số lượng cấp phó của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các vị đại biểu Quốc hội đều thống nhất đề nghị trong lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên duy trì tối thiểu là 02 đại biểu hoạt động chuyên trách để bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương hiện nay.
Vì vậy, để thống nhất trong việc thiết kế các quy định về số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Trưởng ban Hội đồng nhân dân là đại biểu chuyên trách thì bố trí 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Phó trưởng ban Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Trưởng ban Hội đồng nhân dân là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 02 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân /02 Phó trưởng ban Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết
Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội là quy định khái quát về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương như dự thảo Luật, còn việc sắp xếp, tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hiện nay sẽ thực hiện theo văn bản của cấp có thẩm quyền trên cơ sở kết quả tổng kết việc thực hiện thí điểm.
Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương với 431/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,23% tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2020.
Luật cũng có quy định về điều khoản chuyển tiếp đối với một số quy định liên quan đến số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, số lượng cấp phó Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để áp dụng từ nhiệm kỳ 2021-2026.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/