|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

PMI tháng 8 đạt 52,7 điểm, đơn hàng trong và ngoài nước tiếp tục tăng

14:54 | 05/09/2022
Chia sẻ
PMI tháng 8 đạt 52,7 điểm, số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn khi áp lực lạm phát giảm.

Theo báo cáo mới công bố, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,7 điểm trong tháng 8, tăng so với 51,2 điểm của tháng 7. Điều này báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất vào thời điểm giữa quý III của năm. Các điều kiện kinh doanh đến nay đã cải thiện trong 11 tháng liên tiếp.

Sự phục hồi hoạt động sản xuất sau đại dịch COVID-19, số lượng đơn hàng trong nước và nước ngoài tăng giúp các nhà sản xuất gia tăng sản lượng trong tháng 8 với đà tăng tháng thứ 5 liên tiếp.

Số lượng khách hàng tăng, nhu cầu cải thiện và giá cả cạnh tranh là những nhân tố góp phần vào tăng trưởng lần này. 

Ngoài ra, áp lực chi phí giảm đã hỗ trợ cho các công ty trong nỗ lực áp dụng mức giá bán cạnh tranh. Tốc độ tăng giá cả đầu vào chậm lại đáng kể lần thứ hai liên tiếp và là mức tăng yếu nhất trong thời gian 27 tháng tăng chi phí.  

 

Theo khảo sát của IHS Markit, tháng 8, giá xăng dầu và các nguyên liệu khác giảm, nhưng giá chi phí vận tải vẫn tăng. Để đáp ứng được tiến độ các đơn hàng, nhiều nhà sản xuất tăng số lượng nhân viên trong tháng 8. Giống như sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, tốc độ tạo việc làm đã nhanh hơn vào thời điểm giữa quý III.

Lần đầu tiên kể từ tháng 11/2019, thời gian giao hàng được rút ngắn nhờ nguồn cung nguyên vật liệu cải thiện, lượng hàng tồn kho giảm. Hoạt động mua hàng cũng tăng lần thứ 11 liên tiếp và hiệu suất bán hàng được cải thiện lần đầu trong 33 tháng.

Khoảng 57% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới, trong khi chỉ có 9% dự đoán giảm. 

 

Bình luận về chỉ số PMI tháng 8 của Việt Nam, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết: “Điểm ấn tượng nhất trong tháng 8 là tốc độ tăng chi phí đầu vào tiếp tục giảm mạnh, và chi phí chỉ tăng nhẹ trong kỳ khảo sát này. Điều này đã giúp các công ty có thể hạn chế mức tăng giá đầu ra, từ đó thúc đẩy thêm nhu cầu.

Các nhà sản xuất cũng được hưởng lợi từ việc rút ngắn thời gian giao hàng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2019, một bước ngoặt đáng kể từ tình trạng chậm chễ giao hàng xảy ra phổ biến vào thời điểm này năm ngoái. Khi những lực cản đối với nguồn cung đã giảm, các công ty có thể tập trung vào việc tăng số lượng đơn đặt hàng mới và mở rộng sản xuất trong thời gian còn lại của năm 2022”.

Hồng Hà

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.