'Phát sinh 60.000 - 70.000 tỉ nợ xấu mỗi năm'
|
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2016 diễn ra ngày 12/10, ông Trương Văn Phước chia sẻ, lạm phát chỉ 1% mà lãi suất vay tới 9 - 10% là hệ quả trực diện của tình trạng nợ xấu. Tỉ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng trong 5 năm gần đây đã giảm 3 lần, từ 12% nay chỉ còn 4%. Nền kinh tế đã phải chịu một chi phí vốn rất cao từ tác động của nợ xấu này.
Trước đó, trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III, TS Nguyễn Đức Thành cũng đánh giá, khi có nợ xấu, bao nhiêu lợi nhuận ngân phải "ném" vào dự phòng rủi ro, do đó lãi suất cho vay sẽ tăng. Giải quyết nợ xấu, ngân hàng sẽ có động lực để hạ lãi suất cho vay, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính để phát triển.
"1% hạ lãi suất cho vay từ thành công khi giải quyết nợ xấu sẽ khéo theo tăng 2% GDP. Việt Namcó vay khoản tiền 10% GDP để giải quyết nợ xấu vẫn rất khả thi", ông Thành nhận định.
Vị chuyên gia này cho rằng dù dùng nguồn lực công như ngân sách hay bất kì bên nào cũng nên sớm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ này.
Tương tự với quan điểm trên, ông Trương Văn Phước nói: "Không thể xử lý nợ xấu bằng khẩu hiệu suông và cũng không nên có tư duy dùng ngân sách xử lý nợ là lấy tiền người nghèo chia cho người giàu, tư duy như vậy rất nguy hiểm".
Quan điểm của ông cho là, nên loại bỏ tư duy truy tìm kẻ gây ra nợ xấu. Hiện nay, nợ xấu là vấn đề chung của toàn xã hội. Theo ông Phước, để xử lý nợ xấu Ngân hàng Nhà nước không thể đơn phương độc mã giải quyết.
"Đó là câu chuyện đưa cả hệ thống tổ chức tín dụng vào quỹ đạo. Việt Nam cần nguồn lực từ 8 - 10 tỉ USD cho việc xử lý nợ xấu", ông Phước đánh giá. Nguồn lực này có nhưng phải tính toán cụ thể, nguồn lực ở đâu. Ngân hàng Nhà nước, ngân sách Nhà nước là nguồn lực nhà nước, tín dụng người dân, các nhà đầu tư cũng là nguồn lực tổng thể…
Các tổ chức tín dụng có thể xử lý 180.000 tỉ đồng trong vòng 5 năm bằng tài sản đảm bảo. Mỗi năm các tổ chức này có thể xử lý khoảng 35.000 - 40.000 tỉ đồng nợ xấu.
Thông qua trích lập dự phòng rủi ro, mỗi năm ước tính các tổ chức tín dụng có khoảng 40.000 tỉ đồng để dự phòng và trong 5 năm có khoảng 150.000 - 200.000 tỉ. Nguồn này lấy từ chi phí vay và người vay tiền phải chịu. Khách hàng tín dụng phải chịu rủi ro này chứ không phải là các tổ chức tín dụng.
Hiện tại, Việt Nam đang có 126.000 tỉ đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Với 126.000 tỉ đó, ông Phước cho rằng "nên lấy ra mà sử dụng" để giải quyết triệt để nợ xấu.
Phải xử lý nợ xấu bằng nguồn lực thực. "VAMC là nửa vời, đó là củ sâm để tổ chức tín dụng ngậm để không đợt tử khi từ nhà mình đến bệnh viện Bạch Mai", ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia so sánh.
Theo tính toán, tỉ lệ nợ xấu tự nhiên khoảng 1,25% tương ứng khoảng 60 - 70 nghìn tỉ nợ xấu phát sinh mỗi năm. "Nếu không tát cái ao này thật nhanh thì nước mưa trên trời vẫn rơi xuống. Chẳng phải hồ ta đầy nước mà trời ko mưa. Thời gian không cho phép chờ!" ông Trịnh Văn Phước nói.
Trong 5 năm qua có một nguồn lực 12,4% GDP đã tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu. Có 15 tỉ USD xử lý bằng dự phòng rủi ro, từ thu nợ, cấn trừ nợ. Cộng với 10 tỉ USD đã chuyển cho VAMC, nghĩa là có 25 tỉ USD nợ xấu đã được đưa ra xử lý, ông Phước cho biết. |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/