Ông Nguyễn Văn Bình: Tư nhân và nhà nước 'mơ' về nhau
Ông Nguyễn Văn Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi hội nghị- Ảnh: Ban kinh tế Trung ương
Sáng 26-7, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức hội nghị lần thứ 17 sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Hội nghị đã thảo luận, đánh giá kết quả, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Khối và các đơn vị. Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đánh giá cao Nghị quyết số 12 hội nghị TW5 khóa 12 ban hành ngày 3-6-2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với phạm vi rất toàn diện, bao trùm cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, hội nghị cũng đề xuất kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ cần sớm có kiểm tra, đánh giá về kết quả triển khai Nghị quyết này để góp phần tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận, đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng Đảng với chất lượng và hiệu quả được nâng lên; phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng có nhiều đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp được khẳng định và nâng cao; đồng thời biểu dương những đóng góp quan trọng của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương vào những thành quả phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong 6 tháng đầu năm 2019.
Các chỉ tiêu kinh doanh toàn Khối so với cùng kỳ năm 2018 đều có sự tăng trưởng, tổng doanh thu tăng 6,1%, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 0,4% và nộp ngân sách tăng 1,62% so với cùng kỳ năm 2018. Công tác sắp xếp, thoái vốn, cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp được đẩy mạnh, theo sát tiến độ được phê duyệt; thực hiện kịp thời việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và các quy chế quản trị nội bộ sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp.
Tại hội nghị, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước ddax trình bày những khó khăn mà ngành đang gặp phải và đề xuất kiến nghị để thực hiện được mục tiêu đề ra trong 6 tháng cuối năm.
Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, hiện nay TKV gặp khó khăn liên quan tới quy hoạch. Quy hoạch hầu như bị phá vỡ bởi quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương. Chính vì không thể thực hiện được các dự án khai thác than, nên nguồn cung than cung cấp cho nền kinh tế đang rất hạn chế. “Cách đây 3 năm, lượng than dự trữ luôn đạt 7 – 8 triệu tấn than, nhưng 2 năm nay đã không có than tồn trữ, chúng ta phải đưa than nhập khẩu về mới đủ cung cấp”, ông Chuẩn nói.
Trong khi đó, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho hay, lĩnh vực viễn thông được dự báo còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng các thị trường viễn thông thấp hơn GDP các nước. Chính vì thế, VNPT đã chuyển đổi sang phát triển chuyển đổi số, cũng như tham gia vào chính phủ điện tử.
VNPT hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực mà các cơ hội đi qua rất nhanh. Do đó, đầu tư vào các startup công nghệ ngay từ ban đầu là cách làm hiệu quả nhất vì khi đó giá trị các startup này chỉ vài chục tỉ đồng. Nếu đầu tư sớm, giá trị mang lại rất cao. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước muốn chuyển đổi số, cần phải có công nghệ cao thì lại không sở hữu được những công ty công nghệ này.
“Đây cũng là một nguy cơ cao đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp”, ông Hùng nói.
Lãnh đạo VNPT đề xuất, đây là những khoản đầu tư và nếu giao cho chủ tịch hội đồng thành viên phân cấp, quyết định sẽ đơn giản các thủ tục, giúp các doanh nghiệp nhà nước đuổi kịp doanh nghiệp tư nhân.
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho hay, lợi thế của khu vực nhà nước là được hưởng cơ chế phân bổ các tài nguyên và nguồn lực.
Nhưng nếu được giao nguồn lực nhưng cơ chế không cho phép doanh nghiệp nhà nước sử dụng thì nguồn lực đó cũng không phát huy được hiệu quả. Do đó, nếu doanh nghiệp nhà nước có nguồn lực và được hưởng cơ chế như tư nhân là điều mà khu vực doanh nghiệp nhà nước mơ ước.
“Qua cái mơ đó mới thấy rằng, có điều gì đó là điểm chung, có gì đó là lợi thế, nếu chúng ta biết tận dụng thì ta phát huy được”, ông Bình nói và cho biết thêm: Nghị quyết 12 giải quyết mơ ước của doanh nghiệp nhà nước, trong khi Nghị quyết số 10 giải quyết ước mơ của khu vực tư nhân.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/