|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Nguyễn Đức Chung đã nộp đủ 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án

20:56 | 21/06/2022
Chia sẻ
Ông Nguyễn Đức Chung và gia đình đã nộp tổng cộng 25 tỷ đồng, đúng bằng với con số mà tòa sơ thẩm tuyên bị cáo phải bồi thường trong vụ án.

Chiều 21/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án liên quan đến việc mua chế phẩm Redoxy-3C để xử lý ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thủ đô, theo tin từ Pháp luật TP HCM.

Trong phần các luật sư tham gia bào chữa cho cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, luật sư xuất trình một biên lai cho HĐXX, thể hiện vợ ông Nguyễn Đức Chung đã nộp thêm 15 tỷ đồng là tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Ngay sau đó, HĐXX hỏi ông Chung về số tiền trên. Cựu chủ tịch Hà Nội cho hay, trên cơ sở trao đổi trực tiếp với chị gái và vợ, gia đình ông thống nhất vay mượn bạn bè, người thân để gom được số tiền 15 tỷ đồng. Bị cáo đồng ý nộp 15 tỷ  đồng này để khắc phục hậu quả vụ án.

HĐXX cũng hỏi ông Chung về số tiền 10 tỷ đồng đã nộp ở giai đoạn sơ thẩm. Bị cáo cho biết sau khi trao đổi với chị gái thì đồng ý nộp số tiền này.

Như vậy, tính đến nay, gia đình cựu chủ tịch Hà Nội đã nộp tổng cộng 25 tỷ đồng, đúng bằng với con số mà tòa sơ thẩm tuyên bị cáo phải bồi thường trong vụ án.

Ông Nguyễn Đức Chung bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đồng thời, bị cáo phải bồi thường 25 tỷ đồng trong tổng số hơn 36 tỷ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án.

Tại phần tranh luận, đại diện VKS đề nghị HĐXX bác toàn bộ kháng cáo kêu oan của ông Chung, y án 8  năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vì cho rằng tòa cấp sơ thẩm kết tội đối với bị cáo là đúng pháp luật, không oan.

Gia đình ông Nguyễn Đức Chung nộp thêm 15 tỷ đồng khắc phục toàn bộ hậu quả. (Ảnh: Uyên Trang/ PLO).

Theo Zing, không còn kêu oan như trước đó, ông Chung nói rằng bản thân đã nhận thức được trách nhiệm của người đứng đầu trong việc mua, nhập chế phẩm Redoxy 3C. Và khi được HĐXX đề nghị nêu quan điểm, đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội đã kết luận lại một số vấn đề về quan điểm luận tội trước đó.

Với bị cáo Nguyễn Trường Giang, tại phiên tòa phúc thẩm phía gia đình Giang đã nộp đủ hơn 7 tỷ đồng mà tòa sơ thẩm buộc bị cáo này khắc phục nên đại diện VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Giang.

Đối với kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung, kiểm sát viên thấy rằng ban đầu, ông Chung kêu oan. Sau đó, nhóm luật sư đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Tuy nhiên, căn cứ lời khai của ông Võ Tiến Hùng và những người khác và diễn biến phiên phúc thẩm, cơ quan công tố đủ cơ sở ông Chung đã lợi dụng chức vụ, lợi dụng sự ảnh hưởng để chỉ đạo việc nhập chế phẩm Redoxy 3C trái quy định.

Về việc gia đình ông Chung đã nộp đủ 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho bị cáo, đại diện VKSND Cấp cao đề nghị tòa phúc thẩm xem xét giảm một phần hình phạt cho ông Chung.

Còn đối với ông Võ Tiến Hùng (cựu Tổng giám đốc Công ty Thoát nước), bị cáo không kháng án nhưng khi ra tòa, ông Hùng đã xin giảm nhẹ hình phạt. Bên cạnh đó, gia đình bị cáo cũng đã nộp đủ 4 tỷ đồng khắc phục hậu quả nên VKS cũng đề nghị tòa giảm án cho ông Hùng.

Với việc 3 bị cáo đã hoàn thành nộp đủ số tiền hơn 36 tỷ đồng thiệt hại của vụ án, đại diện VKS đề nghị hủy toàn bộ các quyết định kê biên tài sản của ông Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Trường Giang và Võ Tiến Hùng.

Sau khi kết thúc tranh tụng, chủ tọa cho biết tòa phúc thẩm dành một ngày để nghị án. Phán quyết sẽ được HĐXX đưa ra vào chiều 22/6.

Hồng Hà (tổng hợp)

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.