|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Lê Đăng Doanh: Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào công trình của tư nhân

21:40 | 12/08/2016
Chia sẻ
Trả lời phỏng vấn báo chí chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào công trình xây dựng của tư nhân.
ong le dang doanh nha nuoc khong nen can thiep qua sau vao cong trinh cua tu nhan

Trả lời phỏng vấn báo chí chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào công trình xây dựng của tư nhân.

Thưa ông, ông có ý kiến gì việc cần sửa đổi, bổ sung các Luật đầu tư, kinh doanh lần này?

Hội thảo sửa đổi, bổ sung các Luật đầu tư, kinh doanh do CIEM tổ chứccó ý nghĩa, có điều tra thực tế hóa, và phát hiện sự chồng chéo, vô lý kém hiệu quả của nhiều thủ tục. Chúng ta thấy các thủ tục nhiều, làm tăng thêm thời gian đi lại mà không tăng chất lượng công trình mà trái lại thêm chi phí.

Hiện cơ quan Nhà nước có nhầm lẫn giữa công trình đầu tư của nhà nước với công trình của tư nhân, can thiệp quá sâu đến từng chi tiết một như là nên làm móng bè hay móng trụ, chi tiết như nào…Việt xây dựng, thiết kế và chất lượng công trình là một sản phẩm có tính cạnh tranh, chúng ta thấy ở trên thế giới những công trình có kiến trúc đổi mới mạnh mẽ, người ta tiến tới ngôi nhà thông minh, vận dụng nhiều công nghệ, trong khi mình cứ vận dụng những quy định cứng nhắc ban hành từ lâu, có khi hơn chục năm rồi gây cản trở.

Theo tinh thần của Thủ tướng, Nhà nước kiến tạo sự phát triển, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tôi rất hoan nghênh, bây giờ phải sửa đổi lại Luật nhưng không phải sửa đổi câu chữ mà kết hợp sửa đổi một cách toàn diện có tính chất hệ thống, hơn nữa phải đối chiếu với cam kết hội nhập môi trường đầu tư của các nước,đối chiếu xem các nước họ làm thế nào, mình làm thuận lợi hơn, hiệu quả hơn so với các nước. Nếu chúng ta xa các tiêu chuẩn của quốc tế, sẽ hội nhập hết sức cô đơn, lạc lõng trên thế giới.

ong le dang doanh nha nuoc khong nen can thiep qua sau vao cong trinh cua tu nhan

Ông thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang như thế nào, cần phải thay đổi ra ra sao để doanh nghiệp thuận lợi hơn?

Hiện môi trường kinh doanh của Việt Nam có mấy yếu tố.

Thứ nhất là về các điều kiện inh tế vĩ mô, điều nổi bật là lãi suất quá cao mặc dù năm 2015 lạm phát 0,63% lãi suất 8-9% năm 2015. Trong khi thông lệ của quốc tế là lạm phát + 3% là định mức cả về chi phí, lợi nhuận của các ngân hàng, lãi suất vào khoảng 3,8-4,2% là hợp lý, có khả năng cạnh tranh. Chi phí lãi suất của chúng ta đang quá cao.

Bên cạnh đó là các chi phí về giao thông, chi phí đường BOT, các xa lộ quá cao. Đó là chưa kể chi phí ngoài pháp luật mà doanh nghiệp đã báo cáo.

Điểm thứ hai là các thủ tục hành chính, chi phí ngoài pháp luật nhiều. Diễn đàn kinh tế thế giới đã có xếp hạnh việt nam về vấn đề này, chúng ta rất chậm trong chi phí về mặt thể chế ví dụ như chi phí xuất nhập khẩu, nộp thuế, chi phí xử án…tất cả chi phí làm đội giá lên nhiều.

Điểm thứ ba rất quan trọng là năng lực cạnh tranh, năng lực khoa học công nghệ, nguồn nhân lực còn yếu kém. Hiện nay khoa học công nghệ của chúng ta chậm tiến bộ, nhân lực lao động giản đơn, giá rẻ, trình độ thấp trong khi hiện nay quốc tế đang phát triển công nghệ mạnh mẽ.

Với tiến bộ về người mái, trí tuệ nhân tạo, tổ chức lao động quốc tế châu Á đã báo động là khoảng 75% lao động giản đơn của Việt Nam sẽ bị thay thế, 86% lao động trong ngành may mặc sẽ bị thay thế bằng máy móc. Hệ thống người máy làm may mặc đang được vận dụng làm tự động từ đầu đến cuối, năng suất lao động 500%. Chúng ta phải nhìn thấy trước những thách thức đó để có nỗ lực thay đổi.

Những thay đổi chậm quá sẽ ra sao thưa ông?

Chậm còn hơn không, phải đem lại hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp, doanh nghiệp khó khăn đã sang singapore mất 2 USD Singapore trong 2 tiếng để lập doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp Việt mang ra nước ngoài, sử dụng lao động nước ngoài, nộp thuế cho nước ngoài, điều này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Thưa ông, Chính phủ vẫn giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, ông nhìn nhận về vấn đề này thế nào? Doanh nghiệp cần phải làm gì để đạt được mục tiêu nêu trên?

Kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại và gặp nhiều khó khăn, thí dụ như kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại rất rõ, xuất khẩu giảm sút 12%, điều này tác động rất nhiều đến môi trường kinh doanh. Tôi nghĩ khó đạt được 6,7%, tôi kiến nghị không nên chạy theo tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào, mà nên xem đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giảm chi phí cho doanh nghiệp, năm sau chúng ta có điều kiện tốt hơn sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng.

Nhập siêu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Trung Quốc có nền kinh tế quy mô lớn, đặc điểm của họ là giá thành rẻ nên xuất khẩu đi đến khắp nên trên thế giới. Việt Nam là nước ngay cạnh Trung Quốc, việc chúng ta có quan hệ kinh tế , nhập khẩu, xuất khẩu với họ là điều bình thường.

Hiện nay xuất khẩu Trung Quốc gặp khó khăn sau khi Tòa án Quốc tế có phán quyết về đường lưỡi bò của Trung Quốc và quyết định bất lợi đối với Trung Quốc thì Trung Quốc đã ngừng nhập heo, thủy sản, và nhiều sản phẩm rau quả của Việt Nam.

Nhập khẩu của Trung Quốc đối với Việt Nam giảm, tức là tác động tiêu cực đến xuất khẩu của chúng ta trong khi nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng lên. Tôi đề nghị phải có báo cáo chuyên đề về vấn đề này và có giám sát chặt chẽ, kiểm tra được lượng hàng qua biên giới đặc biệt là tình trạng buôn lậu qua biên giới, trốn thuế tác động không tốt đến nền kinh tế.

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.