|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ocean Group muốn thoái vốn tại doanh nghiệp sở hữu 10% cụm rạp Lotte Cinema

10:18 | 18/09/2019
Chia sẻ
Ocean Group vừa cho biết sẽ triển khai phương án thoái vốn tại ba khoản đầu tư gồm CTCP Fafim Việt Nam, CTCP BOT Hà Nội - Bắc Giang và CTCP Đầu tư PVR Hà Nội.

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - Mã: OGC) vừa thống nhất và thông qua việc thoái toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Fafim Việt Nam. Cùng với đó, HĐQT giao người đại diện vốn tại CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương và CTCP Đầu tư Đại Dương Thăng Long có ý kiến đề xuất với các công ty này cùng thoái vốn tại Công ty Fafim.

Không chỉ thoái vốn tại Fafim, Ocean Group cũng cho biết sẽ thoái vốn toàn bộ tại CTCP BOT Hà Nội - Bắc Giang và CTCP Đầu tư PVR Hà Nội. Với trường hợp của Công ty Đầu tư PVR Hà Nội sẽ tính cả lượng cổ phiếu PVR mà Ocean Group mua từ Công ty TNH VNT nếu thực hiện được. 

Ocean Group hiện là công ty mẹ sở hữu 50,94% cổ phần tại Fafim, công ty hoạt động trong lĩnh vực chiếu phim. Tại Hà Nội, Fafim chỉ có một cụm rạp ba phòng chiếu tại địa chỉ 19 Nguyễn Trãi. 

img20151001100545142

Cụm rạp Fafim có địa chỉ tại 19 Nguyễn Trãi

Tuy vậy, đơn vị này lại là cổ đông nắm trong tay 10% cổ phần trong Công ty TNHH Lotte Cinema Việt Nam, công ty đứng thứ hai về số lượng cụm rạp và thị phần chiếu phim với chuỗi rạp Lotte Cinema.

Trong nửa đầu năm 2019, doanh thu của chuỗi rạp Lotte Cinema tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự xuất hiện của các bom tấn điện ảnh Marvel, cùng với đó số lượng cụm rạp tăng thêm 9 điểm. 

Với các doanh nghiệp còn lại đang muốn thoái vốn, Ocean Group từng đầu tư giá gốc hơn 50 tỉ đồng vào PVR Hà Nội, nhưng giá trị hợp lý thời điểm kết thúc quí II năm nay chỉ còn hơn 6 tỉ đồng. Ocean Group cũng sở hữu 21% cổ phần tại BOT Hà Nội - Bắc Giang với giá trị ghi sổ hơn 127 tỉ đồng. 

Trong thông báo thoái vốn, Ocean Group cho biết sẽ không thoái dưới giá trị khi sổ, giá trị định giá bởi cơ quan độc lập hoặc giá trị cổ phiếu trên thị trường đối với các khoản đầu tư. 

Quyết định của HĐQT cũng đi kèm phương án xử lý một số công nợ liên quan đến CTCP Đầu tư PVR Hà Nội, CTCP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà và CTCP Đầu tư CIC. 

Trong báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm, cơ quan kiểm toán AASC nhấn mạnh vấn đề nợ ngắn hạn nhỏ hơn tài sản ngắn hạn 457 tỉ đồng (so với thời điểm cuối năm 2018 chỉ là 285 tỉ đồng) của Ocean Group. Lỗ lũy kế của Công ty tính đến ngày 30/6/2019 là 2.874 tỉ đồng. 

Những vấn đề trên công thêm các ý kiến ngoại trừ về các khoản phải thu khiến kiểm toán cho rằng: tồn tại yếu tố không chắc chắn có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Ocean Group. 

Đông A

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.