|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nợ công của Hy Lạp và Italy tiếp tục tăng cao trong năm 2018

21:01 | 23/04/2019
Chia sẻ
Trong năm 2018, tỷ lệ nợ công của Hy Lạp và Italy - hai nước có số nợ công lớn nhất của Eurozone lại tiếp tục tăng, trái ngược với các nước khác của Khu vực sử dụng đồng euro.
Nợ công của Hy Lạp và Italy tiếp tục tăng cao trong năm 2018 - Ảnh 1.

Đồng euro. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu (EU) Eurostat ngày 23/4 công bố báo cáo về nợ công của các nước Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm 2018, trong đó đáng chú ý là mức nợ công của Hy Lạp và Italy - hai nước có số nợ công lớn nhất của Eurozone tiếp tục tăng trong năm này, trái ngược với các nước khác.

Theo báo cáo trên, tỷ lệ nợ công của của 19 nước thành viên Eurozone đã giảm từ 87,1% GDP năm 2017 còn 85,1% GDP vào năm ngoái.

Thâm hụt ngân sách của khối này cũng giảm còn 0,5% GDP, so với tỷ lệ 1% GDP của 1 năm trước đó.

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2018 ghi nhận mức nợ công giảm 3,6% so với năm trước đó, còn 60,9% GDP.

Cũng theo báo cáo trên, Hy Lạp là nước có tỷ lệ nợ công tăng mạnh nhất trong các nước Eurozone, từ 176,2% GDP trong năm 2017, lên 181,1% GDP năm 2018.

Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay cứu trợ kinh tế đối với Athens.

Trong khi đó, tỷ lệ nợ công của Italy trong năm 2018 tăng lên 132,2% GDP, tăng 0,8% so với năm trước đó do những kế hoạch chi tiêu lớn của chính phủ nước này.

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo EC sẽ đưa ra yêu cầu buộc Italy cắt giảm nợ công vào tháng 6 tới, căn cứ trên số liệu thống kế cuối cùng của Eurostat về tình hình nợ công của quốc gia châu Âu này, dự kiến công bố vào tháng 5/2019 và báo cáo của Italy về các kế hoạch tài chính trong 3 năm tới.

Vấn đề ngân sách đã trở thành chủ đề gây căng thẳng giữa EU và chính phủ theo chủ nghĩa dân túy ở Italy từ hồi cuối tháng 9/2018.

EU kêu gọi các quốc gia trong khối siết chặt chi tiêu công để giảm thâm hụt ngân sách.

Về phần mình, Italy đã nhiều lần kêu gọi EU linh hoạt hơn đối với kế hoạch ngân sách của nước này./.


Lan Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.