|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những thăng trầm lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Paris

11:29 | 16/04/2019
Chia sẻ
Nhà thờ Đức Bà Paris đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm như Thằng gù Nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo. Đây là nhà thờ chính của Tổng giáo phận Paris, nơi hàng năm có hơn 12 triệu khách du lịch ghé thăm.

Nhà thờ Đức Bà Paris - Đức Me Paris - đã trở thành một trong những biểu tượng lâu đời và sâu đậm nhất trong lòng công chúng thế giới.

Những thăng trầm lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Paris  - Ảnh 1.

Một góc bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris.

Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng trong suốt 200 năm

Đối với nhiều người dân Paris, địa danh 850 năm tuổi này chính là trái tim của Paris hoa lệ, với hai tòa tháp vuông vươn mình nổi bật trên dòng sông Seine.

Đây là nhà thờ chính của Pháp, nơi từng tổ chức những sự kiện lịch sử đáng nhớ nhất như đám cưới hoàng gia, lễ đăng quang của Napoleon Bonaparte, lễ phong chân tước cho Joan of Arc.

Kho báu Công giáo này đã hơn 850 tuổi. Nhà thờ Đức Bà Paris nằm trên một hòn đảo nhỏ có tên là Île de la Cité, nằm giữa sông Seine. Việc xây dựng nhà thờ được hoàn thành trong suốt 200 năm, sau khi được khởi công vào năm 1163 dưới thời vua Louis VII và được hoàn thành vào năm 1345.

Vua Louis VII, vị vua đầy tham vọng của nước Pháp, đã muốn đưa Paris lên bản đồ của thế giới bằng một công trình kiến trúc gây ấn tượng mạnh - Nhà thờ Đức Bà Paris.

Hai tòa tháp chính của nhà thờ được hoàn thành vào năm 1245. Tuy nhiên, Paris phải mất thêm 100 năm nữa mới hoàn thiện toàn bộ kiến trúc của nhà thờ.

Nhà thờ Đức Bà Paris nổi bật lên là nhờ ba cửa sổ hoa hồng nổi tiếng có từ thế kỉ 13.

Những thăng trầm lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Paris  - Ảnh 2.

Cửa sổ hoa hồng nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử

Tương tự nhiều di tích lịch sử đáng chú ý khác, Nhà thờ Đức Bà Paris cũng có những khoảnh khắc huy hoàng và bi thảm riêng, khiến công chúng trên toàn thế giới mãi không thể xóa nhòa trong kí ức của chính họ.

Trong số đó có sự lên ngôi của vua Henry VI của Anh - nước láng giếng của Pháp - ngay bên trong nhà thờ vào năm 1431.

Tuy nhiên, nhà thờ đã có lúc bị phá hủy hoàn toàn, nhưng sau đó được Napoleon - lên ngôi Hoàng đế năm 1804 - xây dựng lại.

Sau khi được phục hồi trở lại vào giữa Thế chiến II, có tin đồn rằng binh lính Đức đã phá hủy ba cửa sổ hoa hồng mới được lắp đặt. Do đó, chúng đã được gỡ bỏ và chỉ được lắp đặt lại sau khi chiến tranh kết thúc. Các bước thực hiện rất công phu bởi cửa sổ hoa hồng tại nhà thờ được xem là cửa sổ kính lớn nhất thế giới được sản xuất vào thế kỉ 13.

Những thăng trầm lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Paris  - Ảnh 3.

Khung cảnh thánh đường bên trong nhà thờ.

Jeanne d'Arc, biểu tưởng của lòng dũng cảm

Nói về lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ không đầy đủ nếu chưa nhắc đến câu chuyện nổi tiếng về cô gái nông dân - Jeanne d'Arc, người được sử sách lịch sử Pháp ghi lại.

Jeanne chứng thực là cô nhận được mặc khải từ Chúa, theo đó Chúa muốn cô giải phóng quê hương mình từ ách thống trị của người Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm.

Những thăng trầm lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Paris  - Ảnh 4.

Bức tượng Jeanne d'Arc bên tại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Vua Charles VII của Pháp, khi đó còn chưa lên ngôi, đã gửi cô cùng một đoàn quân đến đánh giải vây cho thành Orléans. Cô trở nên vô cùng nổi bật sau khi vượt qua được thái độ coi thường của các chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, và phá vây chỉ trong vòng 9 ngày. Một loạt chiến thắng chóng vánh khác mở đường cho việc Charles VII đăng quang tại Reims.

Jeanne d'Arc trở thành một hình tượng quan trọng trong nền văn minh phương Tây. Kể từ thời Napoléon cho tới thời hiện đại, các nhà chính trị Pháp thuộc tất cả các nhóm chính kiến tiếp tục gợi đến hình ảnh cô.

Trong số các nhà văn và nhà soạn nhạc viết các tác phẩm về cô có thể kể đến Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, và Shaw. Hình tượng cô tiếp tục được sử dụng trong phim ảnh, truyền thông, ca nhạc, múa hát và trò chơi điện tử cho đến ngày nay.

Năm 1909, Jeanne d'Arc được phong thánh trong nhà thờ Đức Bà Paris bởi Giáo hoàng Pius X. Đó cũng là lí do tại sao nhà thờ còn có tên gọi khác là Đức Bà Paris (Our Lady of Paris).

Trần Nam Thi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.