|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những sai lầm lớn mà Fed đang mắc phải

14:37 | 13/05/2019
Chia sẻ
Hiện nay, trong thời điểm lạm phát thấp, việc thắt chặt chính sách tiền tệ khi bong bóng tài sản phát triển là nguyên nhân dẫn đến suy thoái?
Những sai lầm lớn mà Fed đang mắc phải - Ảnh 1.

Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang, ông Jerome H. Powell. (Patrick Semansky / AP).

Trong 30 năm qua, không phải những chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed để đối phó với lạm phát là lí do gây ra suy thoái như những lần suy thoái kinh tế trước trong thế kỷ 20.

Đó là những gì đã xảy ra với bong bóng trái phiếu và cuộc khủng hoảng tiết kiệm và vay tín dụng vào cuối những năm 1980, hay như bong bóng viễn thông và dot-com đầu những năm 2000 và gần đây nhất là bong bóng thế chấp và bất động sản gần như đã làm sập hệ thống tài chính cách đây một thập kỷ trước.

Ngay trước những khủng hoảng đó, các nhà hoạch định chính sách của Fed luôn bảo đảm với chúng ta về sự vững chắc của nền kinh tế, hay lạm phát đang được kiềm chế tốt cũng như đề cao cách họ đang tiếp tục lèo lái nền kinh tế với những dữ liệu mới nhất, hay nói cách khác, tất cả mọi thứ đều ổn.

Và mặc dù họ đã cẩn thận thừa nhận rằng một số mức giá tài sản có thể cao hơn một chút so với bình thường, nhưng đó cũng không phải là trách nhiệm của Fed trong việc xác định giá tài sản cũng như điểm mạnh của họ trong việc phân biệt thị trường tăng trưởng lành mạnh với bong bóng. Ngay cả khi có một bong bóng, họ lập luận đây chỉ là những vấn đề sẽ được giải quyết tốt nhất thông qua kiểm soát các ngân hàng mục tiêu thay vì sử dụng các chính sách tiền tệ mạnh mẽ.

Do đó, thật sự không có gì đáng ngạc nhiên, đó chính xác là những gì ông Powell đã làm trong tuần qua. Ông giải thích lí do tại sao Fed vẫn giữ nguyên mức lãi suất và tại sao Fed sẽ sớm dừng nỗ lực của mình để giải quyết vấn đề 2,000 tỉ USD đã được "in" trong cuộc đại suy thoái gần đây. Đối với những người quen thuộc với quá khứ, viễn cảnh ngày xưa dường như đang được lặp lại.

Larry Fink, chủ tịch của BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, gần đây đã chia sẻ rằng ông cảm thấy việc thị trường tài chính sụp đổ không phải là điều ông lo ngại nhất. Thay vào đó, việc khiến ông lo ngại hơn là việc Fed đã giương cờ trắng đầu hàng vào tháng 12 năm ngoái và tuyên bố tạm dừng mức tăng lãi suất dài, chậm sau khi giữ chúng ở mức 0 trong vòng 8 năm qua.

Quay lại tháng 12 năm ngoái, ông Powell đã giải thích việc đầu hàng như một điều tất yếu nhất là khi các dữ liệu kinh tế suy yếu đột ngột, nhưng cuối cùng hóa ra là những suy yếu kinh tế đó chỉ mạng tính chất tạm thời. Bằng chứng là tin tức cho thấy 261.000 việc làm được bổ sung vào tháng 4. 

Nhưng thực tế, ông Powell - từng là một cựu nhân sự ngân hàng đầu tư, người vẫn luôn chú ý đến các tín hiệu từ Phố Wall - đã bị dữ liệu đánh lừa. Ông đã hoảng sợ bởi lần sụt giảm 20% giá cổ phiếu trong quý cuối cùng của năm 2018.

Trong bối cảnh đợt tăng giá kéo dài 8 năm đã chứng kiến giá cổ phiếu tăng 300%, mức giảm 20% nên được xem là giai đoạn đầu tiên của sự điều chỉnh cần thiết và đáng hoan nghênh về mức giá. Nhưng với việc Tổng thống Trump đăng tweet hằng ngày về sự bất mãn của mình cũng như bộ máy tuyên truyền ở Phố Wall chuyển sang công kích và đổ lỗi cho Fed về cuộc suy thoái sắp tới, Powell và các đồng nghiệp của ông đã tuyên bố sẽ không tăng lãi suất nữa. Các nhà giao dịch ồ ạt quay lại thị trường, tin tưởng rằng ông Powell và Fed đã bị đánh bại.

Tất nhiên sẽ có những lúc khi niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp rơi tự do và tỉ lệ thất nghiệp hướng tới mức hai con số. Khi đó, công việc của Fed là cố gắng bảo toàn mức giá giá tài sản.

Đó là một trong những cách kiểm soát mà việc áp dụng chính sách tiền tệ được cho là có hiệu quả. Nhưng làm như vậy khi nền kinh tế hoạt động hết công suất chỉ khiến tăng thêm 0,1% vào tỉ lệ lạm phát, khiến việc này trở thành một chính sách sai lầm, nhất là trong môi trường lạm phát toàn cầu ở mức thấp như hiện nay.

Các quan chức tại Fed dường như không thể thừa nhận là họ không còn có thể kiểm soát chi phí hay dòng tiền trong nền kinh tế và hệ thống tài chính theo cách họ từng làm trước kia. Một phần lí do là bởi dòng chảy tài chính toàn cầu đã quá lớn, đến nỗi nó có thể làm xáo trộn chính sách của bất kỳ ngân hàng trung ương của quốc gia nào trong, thậm chí cả Fed.

Kèm theo đó, với hệ thống ngân hàng "đứng sau" hiện không được kiểm soát đang chịu trách nhiệm quản lý hơn một nửa giá trị tín dụng có thể đe dọa hệ thống tài chính và nền kinh tế ngay cả khi các ngân hàng chính thống không gặp bất kì vấn đề nào.

Với tình hình thế giới mới này, cách duy nhất để chính sách tiền tệ có thể đạt được mục tiêu ổn định kinh tế và giá cả là sử dụng chính sách lãi suất để chế ngự chu kì bùng nổ và phá vỡ thị trường tài chính bằng cách dựa vào bong bóng tài sản và tín dụng để bù đắp các tác động kích thích quá mức của việc kiểm soát thâm hụt chi tiêu.

Liệu có nguy cơ nào mà các chuyên gia kiểm soát tiền tệ sẽ hiểu sai và đánh mất cơ hội để giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống thấp hơn và đẩy tiền lương, lợi nhuận và giá cổ phiếu thậm chí lên một mức cao hơn? 

Dĩ nhiên là có.

Nhưng rủi ro thậm chí sẽ còn lớn hơn khi tất cả lợi nhuận từ một năm tăng trưởng kinh tế sẽ bị xóa sổ nếu như khoản tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi những khoản nợ giá rẻ và rủi ro quá cao so với mức tăng trưởng thực sự và bong bóng vỡ dẫn đến suy thoái sâu sắc phải mất nhiều năm để phục hồi.

Kinh tế học hành vi chỉ ra rằng mọi người thà tránh thua lỗ một đồng USD ngay cả khi điều đó có nghĩa là từ bỏ một đồng USD lợi nhuận. Và gần đây chúng ta cũng biết rằng đó là tầng lớp lao động, chứ không phải tầng lớp đầu tư, chịu đựng hậu quả nhiều nhất từ chu kì bùng nổ và phá sản mà Fed đã gặp khó khăn trong kiểm soát.

Thách thức quan trọng nhất mà hiện tại Fed phải đối mặt là tìm ra cách để nền kinh tế vận hành với tỉ lệ việc làm đầy đủ mà không cần dựa vào bong bóng tiền và tài sản giá rẻ để tạo ra tăng trưởng. Và việc tìm ra cách đáp ứng thách thức đó sẽ không hề dễ dàng.

Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ đạt được kết quả cho đến chừng nào các nhà hoạch định chính sách tự thuyết phục bản thân họ rằng chỉ cần theo dõi chặt chẽ dữ liệu kinh tế và giữ lạm phát ở mức chính xác 2% là an toàn. Chính sách tiền tệ hiện nay yêu cầu Fed sử dụng tất cả các quyền lực của mình để chế ngự những dư thừa của thị trường tài chính. Và điều đó chỉ có thể xảy ra nếu thị trường sợ Fed hơn là Fed sợ thị trường.

Cẩm Tiên

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.