|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhật Bản: Tiền lương thực trả tháng 3 giảm mạnh nhất hai năm

08:25 | 09/05/2017
Chia sẻ
Mức chi trả lương của doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy phần nào thất bại của các chính sách khôi phục nền kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe.

Theo Reuters, tiền lương thực tháng 3 của Nhật Bản đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 2 năm, chịu áp lực bởi lương hưu danh nghĩa tăng ít và giá tiêu dùng tăng nhẹ. Đây được xem là một nỗi thất vọng với những nỗ lực của Thủ ướng Shinzo Abe nhằm khôi phục nền kinh tế.

Các số liệu về tiền lương cho thấy chi tiêu hộ gia đình giảm hơn dự báo và giá tiêu dùng lõi tăng với tốc độ chậm hơn dự báo trong tháng 3, cho thấy việc rời bỏ chính sách nới lỏng định lượng của ngân hàng trung ương vẫn còn xa.

Tiền lương thực điều chỉnh lạm phát giảm 0,8% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2015, số liệu từ Bộ Lao động Nhật Bản công bố hôm nay cho thấy.

Các số liệu nhấn mạnh bản chất mong manh và không đồng đều của hồi phục kinh tế Nhật. Đồng thời cũng báo trước điềm gở cho ông Abe, người đã nhiều lần kêu gọi các công ty tăng tiền lương cho nhân viên để thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thông bao một vòng xoắn tiến lên của tăng chi tiêu hộ gia đình, tăng đầu tư kinh doanh và sản lượng.

Việc thu nhập tiền thực danh nghĩa và tiền lương thực giảm trong tháng 3 phần nào phản ánh sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, khi tăng trưởng tiền lương ổn định, một quan chức Bộ Lao động Nhật Bản cho biết. Trong tháng 3/2016, thu nhập tiền mặt danh nghĩa tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, tiền lương thực tăng 1,6%.

Các doanh nghiệp đã không muốn tăng lương dù thị trường lao động thắt chặt. Đại đa số các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sõe sẽ tăng lương với tốc độ chậm hơn năm trước, theo khảo sát của Reuters.

Mức chi trả lương thường xuyên, quyết định lương cơ sở, đã giảm 0,1% theo năm, lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm ngoái.

Mức lương làm ngoài giờ, một thước đo sức khỏe của hoạt động kinh doanh, giảm 1,7% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước.

Các khoản chi trả đặc biệt, như tiền thưởng, cũng giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 3, giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2015. Các khoản chi trả đặc biệt thường nhỏ, do đó một sự thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra thay đổi lớn tính theo phần trăm.

Phương Nguyễn

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.