|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhật Bản công bố số liệu đáng chú ý về nợ công

04:00 | 11/05/2021
Chia sẻ
Ngày 10/5, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố các số liệu mới về tình hình ngân sách của nước này, theo đó trong tài khóa 2020, nợ công của Nhật Bản đã tăng thêm 101.920 tỷ yen (tương đương 940 tỷ USD), cao nhất từ trước tới nay, lên mức cao kỷ lục 1.216.460 tỷ yen. Trước đó, mức tăng nợ công kỷ lục của một năm là 78.400 tỷ yen vào tài khóa 2004.

Nguyên nhân khiến nợ công của Nhật Bản trong tài khóa 2020 tăng cao kỷ lục chủ yếu do sự gia tăng của các khoản chi ngân sách nhằm ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Việc nợ công tăng mạnh khiến cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới không thể khôi phục sự lành mạnh của cán cân ngân sách theo kế hoạch khi tỷ lệ nợ công/Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã vượt ngưỡng 200%, cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển.

Như vậy, với dân số ước tính là 125,41 triệu người vào ngày 1/4/2021, nợ công bình quân đầu người của Nhật Bản lên tới 9,7 triệu yen vào cuối tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 31/3/2021). Đây là năm thứ 5 liên tiếp, nợ công bình quân đầu người của Nhật Bản tăng.

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong số hơn 1,2 triệu tỷ yen nợ công của Nhật Bản, có 1.074.160 tỷ yen nợ dưới dạng trái phiếu, 52.000 tỷ yen vay từ các tổ chức tài chính và 90.300 tỷ yen hối phiếu tài chính hoặc tín phiếu ngắn hạn với kỳ hạn đến 01 năm.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm ngoái, nợ công của Nhật Bản đã có xu hướng tăng do dân số già đi nhanh chóng dẫn đến chi phí chăm sóc sức khỏe và lương hưu tăng cao. Khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng ra khắp cả nước vào mùa Xuân năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng loạt biện pháp tài khóa trên quy mô chưa từng có để hỗ trợ nền kinh tế và hệ thống y tế, với ba dự thảo ngân sách bổ sung có tổng trị giá khoảng 73.000 tỷ yen được xây dựng trong tài khóa 2020. Nợ công do Chính phủ phát hành trong tài khóa 2020 đã tăng lên 112.550 tỷ yen so với 32.560 tỷ yen theo kế hoạch ban đầu, chủ yếu để tài trợ cho các dự thảo ngân sách bổ sung và bù đắp cho sự sụt giảm nguồn thu từ thuế.

Đối với tài khóa 2021, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ phát hành 43.600 tỷ yen trái phiếu để tài trợ cho ngân sách có quy mô 106.610 tỷ yen, trong đó có 35.840 tỷ yen dành cho các chi phí an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhiều khả năng Nhật Bản có thể sẽ phải tăng khối lượng trái phiếu phát hành vì dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp ở nước này và đang ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đào Thanh Tùng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.