|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người Việt xếp thứ hai toàn cầu về khao khát tiết kiệm

16:23 | 30/08/2018
Chia sẻ
Theo báo cáo của Nielsen, người dân Việt Nam chỉ xếp sau Phillippines về mức độ khao khát tiết kiệm.
nguoi viet xep thu hai toan cau ve khao khat tiet kiem Gửi tiết kiệm lấy lãi cũng lo phải nộp thuế thu nhập: Bộ Tài chính nói gì?

Báo cáo "Chỉ Số Niềm Tin Người Tiêu Dùng Việt Nam trong quý II/ 2018" được thực hiện bởi The Conference Board và Nielsen cho thấy người tiêu dùng Đông Nam Á dẫn đầu khi nói đến tiết kiệm suốt hai năm qua.

Trong quý II/2018, người dân Việt Nam chỉ xếp sau Phillippines về mức độ khao khát tiết kiệm. Theo đó, 70% người tiêu dùng Việt sử dụng tiền nhãn rỗi vào mục đích tiết kiệm. Tiếp theo là người dân Singapore (69%) và Indonesia (66%). Trung bình toàn cầu có khoảng 53% người tiêu dùng sử dụng tiền nhàn rỗi vào việc tiết kiệm.

nguoi viet xep thu hai toan cau ve khao khat tiet kiem
Nguồn: Nielsen.

Tuy nhiên, sau khi chi trả cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi tiêu cho các hạng mục lớn vì họ muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Gần một nửa người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các kỳ nghỉ và du lịch (49%). Và mong muốn này dần dần trở nên mạnh mẽ hơn trong năm vừa qua.

Bên cạnh các kỳ nghỉ, 46% người tiêu dùng Việt Nam muốn chi tiền cho quần áo và các sản phẩm công nghệ mới. Ngoài ra, 43% người Việt muốn chi cho các hoạt động giải trí gia đình và 38% muốn chi tiêu cho việc nâng cấp / trang trí nhà cửa. Bên cạnh đó, ý định chi tiêu cho các gói bảo hiểm y tế của người Việt tiếp tục tăng.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam, phát biểu: “Tiết kiệm là DNA của người Việt Nam. Vì vậy, người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục dể dành tiền tiết kiệm cho tương lai của họ và con cái họ. Với sự quan tâm về sức khỏe và phúc lợi trở thành những ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu lớn về chăm sóc sức khỏe sẽ chiếm được tâm trí và tình cảm của người Việt ”.

Tuệ An

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).