|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nghị quyết 19 tạo áp lực lên các bộ, ngành

09:24 | 09/02/2017
Chia sẻ
Với Nghị quyết 19 mới ban hành, Chính phủ cam kết tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời gây áp lực lên các bộ, ngành và chính quyền địa phương, các chuyên gia nhận định.

nghi quyet 19 tao ap luc len cac bo nganh Nghị quyết 19 thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong kiến tạo phát triển. Ảnh: TL.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng: "Với các động thái hiện tại, cộng với quyết tâm lớn của người đứng đầu Chính phủ, tôi tin vào hiệu quả thực tiễn của Nghị quyết 19-2017”.

Nghị quyết 19-2017 đưa ra tới 250 chỉ tiêu liên quan đến môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh và chính quyền điện tử. Ba nghị quyết 19 của ba năm trước chỉ nhấn mạnh tới 10 chỉ tiêu về môi trường kinh doanh theo Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh của World Bank.

Nghĩa là, bà Thảo giải thích, mỗi chỉ tiêu đều sẽ ứng với trách nhiệm các bộ, ngành cụ thể, cơ quan nào là chủ trì, cơ quan nào là phối hợp. Cách thức này sẽ khiến việc xác định trách nhiệm của các bộ, ngành trong thực hiện các chỉ tiêu rõ nét hơn.

Đặc biệt, Nghị quyết nêu đích danh một số đầu việc cụ thể. Chẳng hạn, Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, kiến nghị sửa đổi Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19-6-2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in theo hướng quy định rõ danh mục đối tượng chịu sự điều chỉnh, theo đó không áp dụng đối với hoạt động in bao bì, bề mặt sản phẩm. Bãi bỏ các quy định có tính chất hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp (như quy định hạn chế hợp tác giữa các cơ sở in, cấp phép nhập khẩu các máy móc gia công sau in, quy định về người đứng đầu cơ sở in phải có chứng chỉ cao đẳng ngành in, cấp phép đối với các hợp đồng in từ nước ngoài,...).

Nghị quyết nêu rõ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ quản lý chuyên ngành rà soát, bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi các quy định chứng nhận hợp quy, quản lý chất lượng không phù hợp với Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Luật an toàn thực phẩm theo hướng bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thiểu thời gian xử lý về thủ tục hành chính đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, tăng cường hậu kiểm.

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13-11-2015 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo hướng: phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chí nhập khẩu máy móc, thiết bị theo tuổi thiết bị (từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu) của từng lĩnh vực cụ thể, không áp dụng hạn chế chung không quá 10 năm cho tất cả các máy móc, thiết bị.

Bà Thảo, người tham gia xây dựng tất cả bốn nghị quyết 19 trong bốn năm nay, khẳng định các chỉ tiêu này được phân định theo các nhiệm vụ và cơ quan thực thi. Nghĩa là, mỗi chỉ tiêu đều sẽ ứng với trách nhiệm các bộ, ngành cụ thể, cơ quan nào là chủ trì, cơ quan nào là phối hợp. Cách thức này sẽ khiến việc xác định trách nhiệm của các bộ, ngành trong thực hiện các chỉ tiêu rõ nét hơn.

“Trách nhiệm người đứng đầu bộ, ngành cũng được xác định rõ nét hơn, gắn với các chỉ tiêu cụ thể, chứ không chung chung như những nghị quyết 19 trước”, bà Thảo nói.

Bà cho biết, một số bộ, ngành chủ động liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cung cấp thông tin, tìm hiểu các phương pháp luận… Các bộ đã có xu hướng nhìn thấy các điển hình tốt để học tập. Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương thay đổi mạnh mẽ, cũng tạo áp lực thay đổi cho các bộ khác.

Bà Thảo nhận xét thêm, có một số địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh đã chủ động trong việc tìm hiểu Nghị quyết 19 để có những kế hoạch hành động phù hợp. Tuy nhiên, phần lớn các địa phương vẫn chưa chủ động.

Tư Hoàng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.