|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nghị định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí có gì đáng lưu ý?

18:12 | 20/11/2017
Chia sẻ
Theo Nghị định 124/2017/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, cứ chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trên 500.000 USD đều phải có sự chấp thuận của NHNN.

Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định 124/2017/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Đây là một nghị định mới, sẽ thay thế Nghị định 121/2007/NĐ-CP của Chính phủ về nội dung tương tự, được ban hành cách đây đúng 10 năm, cũng như sẽ thay thế Nghị định 17/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 121/2007/NĐ-CP.

Huy động vốn cho dự án dầu khí và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án

Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án.

Đối với các dự án đầu tư có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay, nhà đầu tư được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành dự án thực hiện các khoản vay này.

nghi dinh moi ve dau tu ra nuoc ngoai trong hoat dong dau khi co gi dang luu y
Ảnh minh họa: Nguồn: Internet.

Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án.

Các hình thức góp vốn

Nghị định quy định nhà đầu tư thực hiện góp vốn đầu tư theo hình thức: Góp vốn theo hình thức gọi vốn của người điều hành dự án; Góp vốn vào công ty liên doanh điều hành chung, công ty điều hành; Mua cổ phần của công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí; Góp vốn theo hình thức cho công ty điều hành vay vốn; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án dầu khí nước ngoài trong hạn mức vốn đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm cả phần thay đổi so với vốn đầu tư ra nước ngoài đã đăng ký.

Trường hợp nhà đầu tư có các khoản thu nhập từ việc đầu tư vốn cho dự án, nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập này theo quy định của pháp luật về thuế.

Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức: Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam; máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm; giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu; các tài sản hợp pháp khác.

Điều kiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Nghị định quy định rõ Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:

Nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này;

Dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư;

Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần,...;

Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài

Theo quy định tại Nghị định 124/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội và chuẩn bị đầu tư, trước khi giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được cấp.

Tuy nhiên, hạn mức chuyển ngoại tệ nhỏ hơn hoặc bằng 500.000 USD và được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Trong trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, thì nếu khoản ngoại tệ chuyển ra nước ngoài vượt quá 500.000 USD thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Còn nếu khoản ngoại tệ chuyển ra dưới 500.000 USD, thì người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp phải có văn bản cam kết bằng văn bản tới các cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đúng mục đích.

Theo quy định tại Nghị định, kể cả không phải là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm 100% vốn, thì cứ chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trên 500.000 USD đều phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo Nghị định, nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để tham gia đấu thầu quốc tế hoặc các hình thức bảo đảm khác trước khi tiến hành đàm phán chính thức với đối tác, như đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh khác…

Tuy nhiên, giá trị giao dịch này phải nhỏ hơn 2 triệu USD. Trong trường hợp lớn hơn 2 triệu USD, mà lại là của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Các quy định về thủ tục, trình tự việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cũng đã được quy định rất cụ thể tại Nghị định 124/2017/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định 124/2017/NĐ-CP, thủ tục đầu tư ra nước ngoài đối với lĩnh vực dầu khí đều được rút ngắn, kể cả đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội, của Chính phủ.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2018.

nghi dinh moi ve dau tu ra nuoc ngoai trong hoat dong dau khi co gi dang luu y Doanh thu toàn tập đoàn PVN hơn 404 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm

10 tháng đầu năm này, PVN ghi nhận tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 404,2 nghìn tỷ đồng, bằng 92% kế hoạch năm và ...

Khánh Hà

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.