|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành thủy sản năm 2020 bị đảo lộn trước dịch COVID-19

11:49 | 14/01/2021
Chia sẻ
Năm 2020 được dự báo sẽ tương đối tích cực hơn đối với ngành thủy sản so với năm 2019, nhưng sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn nhiều dự báo trước đó.

COVID-19 khiến ngành thủy sản đảo lộn

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, nguồn cung cá, tiêu thụ và doanh thu thương mại đều được dự kiến sẽ giảm trong năm nay do tác động của các biện pháp ngăn chặn đại dịch đối với nhu cầu, hậu cần, giá cả, lao động và kế hoạch kinh doanh.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu hiện dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên sau nhiều năm, mức giảm khoảng 1,3%.

Sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên trên toàn cầu cũng dự kiến sẽ giảm nhẹ vào năm 2020, vì nhìn chung, nỗ lực đánh bắt giảm do các hạn chế liên quan đến COVID-19 đối với thuyền viên tàu cá và điều kiện thị trường kém.

Ngành thủy sản năm 2020 bị đảo lộn trước dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thu hoạch cá tra. (Ảnh: TTXVN)

Các tác động đến thị trường của đại dịch đã mang lại một số thay đổi sâu rộng, nhiều thay đổi có khả năng tồn tại lâu dài. Giá tổng hợp cho năm 2020, được đo bằng Chỉ số giá thủy sản, giảm so với cùng kỳ năm trước đối với hầu hết các loài được giao dịch.

Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, đại dịch COVID-19 đã tác động khá mạnh tới mặt hàng thủy sản của Việt Nam do dịch bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi, đơn đặt hàng giảm từ 35% đến 50%.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu thủy hải sản các loại của Việt Nam giảm liên tục trong hai quý đầu năm nay.

"Dịch COVID-19 tác động rất lớn đến ngành thủy sản khi Việt Nam xuất khẩu sang hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và phần lớn sản lượng đều phục vụ cho xuất khẩu. 

Ngoài ra cạnh tranh giữa các nước cũng gay gắt hơn, rào cản kỹ thuật lớn hơn khiến thủy sản Việt Nam càng khó khăn trong năm 2020", ông Trần Đình Luân Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trao đổi với bao chí bên lề hội nghị tổng kết ngành thủy sản.

Tuy nhiên, bước sang quý III, do xuất khẩu thủy sản bắt đầu hồi phục với mức tăng trong tháng 9/2020 đạt trên 12% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường cá tra và tôm xuất khẩu và trong nước có dấu hiệu hồi phục.

Mặc dù vậy, vào tháng cuối của năm 2020 thị trường của 2 mặt hàng này đều giảm sau khi có sự kiểm soát nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.

Trao đổi với người viết Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết tính đến giữa tháng 12, riêng tại Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 25%.

Việc xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đang gặp khó khăn khi Trung Quốc siết chặt việc kiểm dịch COVID-19 các các mặt hàng thực phẩm đông lạnh. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước mặc dù Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng khiến chi phí vận chuyển tăng cao. Chia sẻ tại "Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành thủy sản" ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết hiện nay điểm nghẽn lớn nhất của các doanh nghiệp là thiếu container rỗng.

"Hiện nay, chúng tôi không đặt được container để giao hàng. Ngay cả khi đặt được thì giá cước cũng tăng tới 10 lần so với trước lên 10.000 USD/chuyến và chưa chắc có thể đi được luôn vì phải chờ rất lâu", ông Nam nói.

Tuy nhiên, theo VASEP, xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm gặp khó khăn lớn do COVID-19, nhưng nhờ phục hồi và tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm nên có thể năm nay kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 8,58 tỷ USD tương đương năm 2019.

Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm tăng 12,4%, đạt 3,78 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản có thể tăng trưởng trở lại trong năm 2021 nhờ các FTA?

Chia sẻ với Báo Hải quan, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021 thậm chí có thể tăng 10% và đạt trên 9,4 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản sẽ không tăng về lượng trong thời gian tới. Cơ cấu mặt hàng sẽ vẫn sẽ chuyển sang những sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp, tiện dụng ở nhà, dễ chế biến...

Về cơ cấu thị trường sẽ có sự thay đổi lớn do tác động từ các rào cản thương mại và phi thương mại cũng như các FTA song phương và đa phương.

Ngoài ra dịch COVID-19 đang làm ảnh hưởng tới nguồn cung thủy sản của các nhà cung cấp thủy sản cho Nhật Bản cũng sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường cung cấp thủy sản trong thời gian tới.

Đối với mặt hàng tôm, xuất khẩu của Việt Nam tới Nhật Bản trong những tháng năm 2021 sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn do chi phí sản xuất tôm ở Ấn Độ thấp hơn.

Hiện Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản và có nhiều lợi thế từ FTA song phương với Nhật Bản đối với mặt hàng tôm.

Đối với thị trường Mỹ, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho rằng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dung.

Cơ quan này cũng dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong những tháng năm 2021 chỉ tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ NN&PTNT cho biết phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc những tháng năm 2021 có thể bị chậm ở một số thời điểm. 

Bộ khuyến cáo các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt rõ các quy định, thủ tục để giảm thiểu rủi ro.

Trong quý I/2021 cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm ở dạng đông lạnh tới những thị trường lớn có nhu cầu cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Nga.

Cần đặc biệt lưu ý các thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế từ các FTA để tăng tính cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm tôm của những đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.

Đối với thị trường Trung Quốc, mặt hàng tôm hùm sống và tôm khô đang có nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp cần lưu ý đặc biệt đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc ở hai mặt hàng này.

Đối với mặt hàng cá ngừ, nguồn cung cá ngừ bị ảnh hưởng lớn trong tháng 10/2020 vì những cơn bão đã tác động tới khả năng xuất khẩu cá ngừ trong những tháng cuối năm 2020. 

Tuy nhiên tình hình xuất khẩu mặt hàng này trong quý I/2021 sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn khi nguồn cung dần trở lại ổn định.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ở thị trường Ai Cập và Israel.

Đối với mặt hàng cá tra, nguồn cung cá tra đang dần ổn định, đầu ra cho sản phẩm cá tra cũng ít bị gián đoạn như giai đoạn quý II và quý III/2020. Giai đoạn đầu năm 2021 là thời điểm để các

H.Mĩ