Ngàn tỉ USD của giới đầu tư có thể 'bốc hơi' vì biến đổi khí hậu
Đó cũng là phân tích sơ bộ của dự án Sáng kiến Tài chính Môi trường của Liên Hợp Quốc, với tập hợp hơn 20 nhà quản lí quĩ tài chính toàn cầu để đo lường tác động của biến đổi khí hậu đối với 30.000 công ty lớn nhất trên sàn giao dịch.
Nhóm dự án đã lập ra một bản hướng dẫn cho các nhà đầu tư để đánh giá tương quan giữa tài sản của họ với mức biến đổi khí hậu và các chính sách khác nhau.
"Các nhà đầu tư đóng vai trò chính trong việc đưa thế giới đến một tương lai ít carbon hơn", ông Maurice Tulloch, giám đốc điều hành của Aviva Plc, một trong những người tham gia dự án cho biết. "Dự án này cho thấy chúng ta có thể đưa ra những quyết định tốt hơn cho khách hàng và cho môi trường thông qua hợp tác".
Những sự kiện thời tiết cực đoan, gồm lũ lụt, lốc xoáy nhiệt đới và những ngày nóng và cực lạnh đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Nếu các chính phủ áp đặt chính sách môi trường cứng rắn hơn để thúc đẩy công nghệ sạch hơn, các công ty có nguồn khí thải cao sẽ ngày càng phải vật lộn để cạnh tranh.
Cũng như Aviva, nhóm nhà đầu tư gồm các doanh nghiệp như Manulife Asset Management, M&G Prudential và DNB Asset Management AS, đang được một số công ty tư vấn mô hình phát triển là Carbon Delta AG và Vivid econom hướng dẫn.
Vai trò của các nhà đầu tư ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ sự ổn định tài chính nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Các báo cáo nghiên cứu mới sẽ cho phép họ hiểu rõ hơn rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, phù hợp với các khuyến nghị của Tổ Chức Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính - Khí Hậu, một bộ phận của Cơ quan quản lý ổn định tài chính toàn cầu, theo Liên Hiệp Quốc.
Để giảm rủi ro cho nhà đầu tư, có lẽ chính phủ các nước phải áp dụng thuế carbon hoặc thị trường phải chuyển sang sử dụng những công nghệ sạch hơn, Christopher Hope, chuyên gia mô hình chính sách tại Đại học Cambridge chia sẻ với các nhà quản lý quỹ tập trung tại London hôm 10/5.
Điều này nghĩa là mỗi tấn carbon dioxide sẽ có giá 310 USD, gấp 11 lần mức hiện tại ở Liên minh châu Âu (EU).
Để thực hiện một kế hoạch như vậy về mặt chính trị, chính phủ Mỹ có thể giảm một nửa thuế thu nhập cơ bản xuống còn 10%, và tăng mức hỗ trợ cho người nghèo và người già, ông Hope chia sẻ.
Tuy nhiên, các chương trình tương đồng trong việc trả lại lợi nhuận từ xử lý carbon cho người dân đã được đề xuất và thất bại ở Australia, hay bang Ontario của Canada.
"Giá thành xử lý carbon ở mức cao như vậy thực sự là cơn đau đầu cho các nhà quản lý quỹ tài chính, chứ đừng nói đến các nhà quản lý doanh nghiệp, những người còn đang vật lộn để đối phó với giới tài chính và các quan chức chính phủ đang chịu thiệt hại về chính trị", ông Sasja Beslik, lãnh đạo mảng phát triển bền vững của Nordea Asset Management, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Các nhà đầu tư hưu trí rất thích nguồn doanh thu từ nền kinh tế cũ hiện tại của họ và có lẽ sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi đủ nhanh để giúp giải quyết thất bại trong dài dài hạn của thị trường mà biến đổi khí hậu gây nên, ông cũng cho biết thêm.
"Viễn cảnh đó là quá xa vời", ông cho biết. Nhất là khi ngành công nghiệp tài chính vốn dĩ luôn ốm yếu và thiển cận.