|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

'Nếu tiêu dùng ảm đạm thì bơm tín dụng sẽ là quả bom nguy hiểm'

10:16 | 04/08/2024
Chia sẻ
Theo các chuyên gia Lê Hoài Ân, Giảm viên Đại học Ngân hàng, khi tiêu dùng cải thiện thì doanh nghiệp có đầu ra, còn nếu tiêu dùng ảm đạm thì bơm tín dụng sẽ là quả bom nguy hiểm.

Theo dữ liệu thị trường từ WiGroup, cổ phiếu ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng nhanh đầu năm thì đã bắt đầu hạ nhiệt trong quý II. Đồng thời, mức tăng trưởng của các cổ phiếu ngân hàng sự phân hóa lớn giữa các nhóm và tập trung vào các cổ phiếu ngân hàng có động lực tăng trưởng tín dụng tốtcác chiến lược tăng trưởng cụ thể.

Chia sẻ tại Data Talk số tháng 8/2024 với chủ đề "Tăng trưởng có đủ tốt, định giá còn đủ rẻ?", ông Lê Hoài Ân, Founder IFSS, Giảng viên Đại học Ngân hàng, cho rằng với con số tăng trưởng tín dụng 14-15% mỗi năm thìmức tăng trưởng 20% là phù hợp với nhóm ngân hàng mặc dù sẽ có sự phân hoá giữa các nhóm ngân hàng khác nhau. 

Ông Lê Hoài Ân, Founder IFSS, Giảng viên Đại học Ngân hàng. (Ảnh: BTC).

Tăng trưởng tín dụng được các chuyên gia đánh giá là yếu tố quan trọng góp phần vào động lực tăng trưởng của các ngân hàng trong năm 2024.

Theo dữ liệu công bố quý II, tại nhóm ngân hàng quốc doanh, con số tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn trong khi một số ngân hàng cổ phần lại ghi nhận tăng cao.Nhóm ngân hàng chuyên cho vay doanh nghiệp tăng trưởng rất tốt, còn nhóm cho vay cá nhân khó khăn hơn. 

Một số ngân hàng như ACB thuộc nhóm cho vay cá nhân nhưng tăng trưởng tốt do chuyển dịch sang FDI, SME.

  Nguồn: WiGroup.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo về rủi ro nợ xấu hiện tại.Theo số liệu từ NHNN, sau nửa đầu năm nợ xấu nội bảng toàn hệ thống khoảng gần 5%, nếu tính cả nợ tiềm ẩn khác lên gần 7%.

"Trong giai đoạn hiện tại chúng ta sẽ phải có nhiều lo ngại hơn là về vấn đề nợ xấu, khi bơm tín dụng ra ngoài cứu được nhiều doanh nghiệp thở oxy nhưng cũng bơm tiền vào những doanh nghiệp khó vượt qua. Đó có thể quay ngược trở lại là rủi ro tiềm năng trong tương lai nhất là trong bối cảnh Thông tư 02 đang tiếp tục được gia hạn", ông Lê Hoài Ân nhận định.

Vị chuyên gia này cho rằng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đang ở mức đáng báo động và những con số nợ xấu lớn thường  tại những ngân hàng không niêm yết và một số ngân hàng quy mô nhỏ. 

Số liệu từ WiGroup cho thấy ngân hàng quốc doanh thường được an tâm hơn vì chất lượng tài sản khi có chi phí vốn thấp và do đó được quyền "chọn" khách hàng.

Nhóm ngân hàng cho vay doanh nghiệp đã hưởng lợi nhiều khi hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp vào năm ngoái và tăng trưởng vào đầu năm nay. "Nhóm này ghi nhận giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng chưa hẳn đã là tốt", ông Ân nói. Theo ông, lợi nhuận nhóm này tăng trưởng tốt, NIM và CASA đều cải thiện. Tuy nhiên, cũng phải quan tâm rằng khoảng 6 - 12 tháng nữa thì những khách hàng của ngân hàng có vực dậy được hay không.

Còn nhóm ngân hàng cho vay cá nhân thì đang hạn chế tăng trưởng, tăng trưởng khá chọn lọc và nỗ lực kiểm soát nợ xấu. 

Nhóm các ngân hàng khác được các chuyên gia đánh giá là có tiềm ẩn rủi ro cao về nợ xấuvì chịu áp lực phải tăng trưởng lợi nhuận và khó cạnh tranh. Tìm khách hàng tốt, hay tương đối tốt đối với họ hiện nay là khó, ông Ân cho hay.

 Nguồn: WiGroup.

Đáng lo nhất trong bản đồ này là nhóm ngân hàng khác vì chịu áp lực phải tăng trưởng lợi nhuận và khó cạnh tranh. Tìm khách hàng tốt, hay tương đối tốt hiện nay khó. Do đó, nợ xấu nhóm ngân hàng tư nhân có quy mô nhỏ đang tiềm ẩn rủi ro.

Chuyên gia đưa ra hai kịch bản. Nếu kinh tế phục hồi, đặc biệt là tiêu dùng, Thông tư 12 cho vay khoản vay tiêu dùng dưới 100 triệu đang được kỳ vọng là cú hích cho lĩnh vực tiêu dùng trong 12 tháng tới. Khi tiêu dùng cải thiện thì doanh nghiệp có đầu ra; Còn nếu tiêu dùng ảm đạm thì bơm tín dụng sẽ là quả bom nguy hiểm.

Ngân hàng sẽ tiếp tục phục hồi?

Theo chuyên gia Lê Hoài Ân,vấn đề định hướng của chính phủ NHNN vào từng nhóm ngành, từng thời kỳ sẽ đóng vai trò lớn tới sự phục hồi của ngành ngân hàng.Năm nay, NHNN đã có định hướng tập trung tăng trưởng tín dụng và phối hợp bộ ngành đẩy dòng vốn vào một số ngành nghề. Một số nhóm ngành như xây dựng, công nghiệp,… vẫn đang được đầu tư tốt là điểm tích cực.

Theo ông, không phải ngẫu nhiên mà từ nửa đầu nămcông nghiệp mới bật mạnh lên như vậy, đó là do có tiền bơm vào. Nếu giai đoạn vừa rồi là vật liệu thì tiếp theo sẽ đến thủy sản, dệt may, những ngành thiên về xuất khẩu, FDI.

"Dự kiến NHNN sẽ định hướng các ngân hàng phát triển ngành nghề theo từng quý để tạo ra động lực tăng trưởng riêng. Đây sẽ là yếu tố giúp cho thị trường", ông nói.

Trước 2014 thì tăng trưởng tín dụng dựa trên doanh nghiệp, làm BOT, cầu đường, xây dựng bất động sản, cho vay món lớn. Lúc đó, VietinBank, BIDV, Agribank, Vietcombank là các ngân hàng hưởng lợi.Về sau thì chuyển sang mô hình tăng trưởng bằng tiêu dùng cho đến khi bất động sản làm kẹt tiêu dùng (nhiều người bị kẹt trong các món vay bất động sản).

Chuyên gia cho rằng đây là yếu tố khiến lần đầu tiên chúng ta đưa tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp trở thành động lực chính.Sau giai đoạn nghỉ giải lao trong tháng 7 sẽ có sự bật tăng về giải ngân vào một số ngành nghề trọng điểm.

H.T

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.