|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Năm 2016, lợi nhuận 8 doanh nghiệp ngành phân bón giảm 37%

15:53 | 10/02/2017
Chia sẻ
Riêng trong quý IV/2016, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp này đạt hơn 8.145,6 tỷ đồng, giảm mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt chỉ đạt hơn 395 tỷ đồng, giảm 51%.

Đầu năm nay, các nhà phân tích cũng đã đưa ra bức tranh không mấy “sáng sủa” trong dài hạn cho các doanh nghiệp ngành phân bón. Cụ thể, bộ phận phân tích FPTS cho rằng “Thị trường phân bón trong nước bão hòa với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong bối cảnh nhu cầu chưa cải thiện và xu hướng giá phân bón giảm ít nhất đến năm 2018”.

Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam ở nhiều khía cạnh, trong đó có ngành phân bón.

Kết quả kinh doanh năm 2016 của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn HOSE, HNX và đăng ký giao dịch trên UPCoM phần nào cho thấy sự khó khăn.

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Thống kê 8 doanh nghiệp có hoạt động trong ngành phân bón, riêng trong quý IV/2016, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp này đạt hơn 8.145,6 tỷ đồng, giảm mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt chỉ đạt hơn 395 tỷ đồng, giảm 51%.

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Lũy kế cả năm 2016, doanh thu thuần đạt tổng cộng 27.645 tỷ đồng, giảm 21,% so với năm trước. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.914 tỷ đồng, giảm tới 30% so với năm 2015.

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Trong quý IV/2016, trong số 8 doanh nghiệp phân bón đang niêm yết trên HOSE, HNX và đăng ký giao dịch trên UPCoM có 2 doanh nghiệp công bố lỗ đó là Công ty cổ phần DAP - VINACHEM (mã DDV - UPCoM) và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã QBS - HOSE).

Trong đó, DDV báo lỗ tới hơn 146 tỷ đồng trong quý IV/2016, trong khi cùng kỳ, công ty vẫn lãi hơn 17 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn tới việc công ty lỗ nặng trong quý IV là do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, giá bán phân bón trên thị trường bị giảm sâu. Để tiêu thụ được hàng, có dòng tiền trả nợ Ngân hàng, công ty phải thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá cho khách hàng cao. Trong khi đó, lãi suất vay vốn lưu động tại ngân hàng tăng do không còn nguồn trả nợ đúng hạn, phải cơ cấu lại thời gian trả nợ. Sản lượng sản xuất giảm nhiều do không bán được hàng nên giá thành sản xuất tăng do phải chịu các khoản chi phí cố định...

Lũy kế cả năm 2016, DDV lỗ sau thuế tới hơn 470 tỷ đồng, năm 2015 DDV vẫn lãi tới hơn 49 tỷ đồng.

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Với kết quả kinh doanh tiêu cực như trên và do là công ty liên kết củaCông ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã QBS - HOSE) nên điều này đã có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của QBS. Quý IV/2016, QBS chỉ đạt gần 783,8 tỷ đồng, giảm mạnh 82,4% so với cùng kỳ năm trước. Công ty ghi nhận mức lỗ sau thuế hơn 14,4 tỷ đồng, cùng kỳ, QBS lãi tới gần 21 tỷ đồng.

Tính chung cho cả năm 2016, QBS chỉ lãi vỏn vẹn hơn 9,3 tỷ đồng (giảm tới 88% so với năm trước).

Về tăng trưởng lợi nhuận quý IV/2016, ngoại trừ 2 doanh nghiệp báo lỗ nói trên thì chỉ có 3 doanh nghiệp ngành phân bón là Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình (mã NFC - HNX), Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (mã BFC - HOSE) và Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam (mã SFG - HOSE) là có tăng trưởng lợi nhuận dương. Còn tính chung cho cả năm 2016, cả 3 doanh nghiệp này cũng đều có tăng trưởng lợi nhuận dương. Đáng chú ý, BFC chính là doanh nghiệp có EPS cao nhất trong các cổ phiếu ngàng phân bón này, với 5.090 đồng.

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã DCM - HOSE) là doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao nhất trong số 8 doanh nghiệp phân bón thông kê ở trên, đạt hơn 241 tỷ đồng, tuy nhiên, mức lợi nhuận này vẫn giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2016, DCM lãi sau thuế hơn 624 tỷ đồng (giảm 12,34% so với năm 2015).

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Trong khi đó, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (mã DPM - HOSE) là doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế cả năm 2016 lớn nhất, đạt hơn 1.151,5 tỷ đồng. Tương tự với DCM, tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2016 của DPM cũng là số âm, với -24,37%.

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Như vậy, đúng như báo của nhiều chuyên gia thì kết quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp ngành phân bón là chưa sáng sủa. Tuy nhiên, sang tới năm 2017, nhiều chuyên gia nhận định rằng ngành phân bón đã rơi vào mức đáy trong giai đoạn 2015-2016 khi tình hình kinh doanh không thuận lợi, giá phân bón giảm và cạnh tranh trong ngành khốc liệt.

VNDS cho rằng, với việc El Nino chấm dứt, lượng mưa có khả năng tăng lên, hạn hán suy giảm và tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực canh tác chính miền Nam cải thiện sẽ giúp ngành nông nghiệp chuyển biến tích cực, dẫn đến nhu cầu phân bón hồi phục từ mức đáy năm 2016. Bên cạnh đó, La Nina có xác suất xảy ra cao được kỳ vọng sẽ mang lại mưa nhiều rửa trôi đất, làm tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm phân bón.

Bên cạnh đó, giá phân bón có thể tăng nhẹ do chịu ảnh hưởng tăng của giá nhiên liệu, năng lượng và giá phân bón thế giới. Trong trường hợp các chính sách có lợi cho ngành phân bón được ban hành, chẳng hạn như thiết lập hàng rào bảo hộ thuế quan, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tốt cho chu kì hồi phục của ngành.

Báo cáo mới đây của SSI Retail Research cho biết phân bón hiện đang nằm trong danh mục không chịu VAT nên không được khấu trừ thuế đầu vào. Nhưng kiến nghị mới đây của Bộ Công Thương dự kiến đưa mặt hàng hàng này vào diện VAT 0%, ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận DN phân bón.

Trước các kỳ vọng đó, giá nhiều cổ phiếu nhóm ngành phân bón trong thời gian gần đây đã có sự tăng trưởng vượt bậc.

nam 2016 loi nhuan 8 doanh nghiep nganh phan bon giam 37

Bình An