|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Moody's đánh giá triển vọng ổn định đối với hai ngân hàng và ba công ty tài chính

15:33 | 23/07/2020
Chia sẻ
Ba công ty tài chính FE Credit, SHB Finance, Công ty Tài chính Tín dụng Việt Nam và hai ngân hàng VPBank, SHB vừa được Moody's đánh giá triển vọng ổn định mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố thông tin về việc đánh giá mức xếp hạng tín nhiệm đối với ba công ty tài chính (gồm FE Credit, SHB Finance và Công ty Tài chính Tín dụng Việt Nam - HCV) và hai ngân hàng Việt Nam là VPBank và SHB.

Theo đó, ngoại trừ xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của VPBank có triển vọng tiêu cực, triển vọng của tất cả các xếp hạng khác của các công ty tài chính và ngân hàng trên đều được đánh giá ổn định.

Theo đánh giá của Moody's, những rủi ro về khả năng thanh toán và thanh khoản của ba công ty tài chính do đại dịch COVID-19 gây ra đã được giảm nhẹ bởi ba yếu tố. Đó là sự sớm mở cửa trở lại của nền kinh tế Việt Nam sau khi kiểm soát thành công dịch bệnh; thanh khoản dồi dào nhờ các biện pháp hỗ trợ trong nước và trên thế giới và khả năng quản lí rủi ro tín dụng và thanh khoản của chính các công ty này. 

Thanh khoản trong nước và ở thị trường quốc tế trong giai đoạn này đã giúp các công ty tài chính có khả năng tiếp cận được nguồn tài trợ mới giúp giảm chi phí vốn. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào vốn từ tổ chức và hạn chế về tính thanh khoản của bảng cân đối vẫn là điểm yếu của hồ sơ xếp hạng của các công ty. 

Hãng xếp hạng này cho rằng thời gian ngắn giãn cách xã hội đã giúp cho các công ty tài chính tập trung đánh giá lại những khoản vay hiện có, đồng thời tăng cường việc quản lí rủi ro, thắt chặt các điều kiện vay vốn.

Moody's đánh giá triển vọng ổn định đối với hai ngân hàng và ba công ty tài chính - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Reuters).

Khi đánh giá về xếp hạng tín dụng cơ bản của VPBank, Moody's thừa nhận mức lợi nhuận cao và nguồn vốn khoẻ mạnh của ngân hàng đang bù đắp cho rủi ro tín dụng tăng cao từ công ty tài chính tiêu dùng nhắm vào dân số thu nhập thấp tại Việt Nam, cũng như tăng trưởng cho vay nhanh chóng trong những năm trước. 

"VPBank có sự phụ thuộc cao hơn vào các quĩ thị trường so với các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng khác vì tính chất không gửi tiền của công ty tài chính tiêu dùng. Nhưng các rủi ro liên quan sẽ được bù đắp bằng kho tài sản lưu động tốt thoải mái của ngân hàng", Moody's nhận định.

Đối với SHB, Moody's cho rằng ngân hàng đã có tiến bộ trong việc xử lí các tài sản có vấn đề tồn đọng từ trước đó mặc dù trong bối cảnh khó khăn gây ra bởi dịch COVID-19 . Giữ nguyên mức xếp hạng BCA b3 đã được tính với nguồn vốn và lợi nhuận khiêm tốn của SHB so với các ngân hàng khác.

Trước những cú sốc liên quan đến đại dịch COVID-19, Moody's dự kiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chậm hơn trong 12-18 tháng tới, điều này sẽ dẫn đến áp lực tiêu cực về chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng và công ty tài chính. 

Suy giảm nhu cầu bên ngoài đang đè nặng lên xuất khẩu và du lịch, trong khi các biện pháp ngăn chặn toàn cầu làm gián đoạn chuỗi cung ứng, hạn chế tiêu dùng và làm suy yếu hoạt động đầu tư. 

Điều đó nói rằng, triển vọng ổn định phản ánh sự giảm bớt mức độ rủi ro giảm so với dự kiến ban đầu khi Moody's thực hiện xếp hạng đối với năm tổ chức tài chính vào tháng 4/2020.

Triển vọng tiêu cực về xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của VPBank phản ánh triển vọng tiêu cực về xếp hạng chủ quyền của Việt Nam, bởi vì việc hạ xếp hạng chủ quyền có thể sẽ dẫn đến việc giảm trần tiền gửi ngân hàng ngoại tệ của nước này, hiện đang ở mức thấp B1.

Trúc Minh