Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) cho biết, lô hàng bị từ chối có thể vẫn còn tiếp tục trong những tháng cuối năm, tổng số lô hàng bị từ chối đã vượt quá con số 9 lô hàng/năm trong 15 năm qua.

Tôm bị từ chối nhập khẩu chủ yếu là của Ấn Độ, đặc biệt là của hai công ty xuất khẩu lớn đã được chứng nhận BAP bởi Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Trong 7 tháng đầu năm 2016, tôm Ấn Độ đã chiếm 75% trong số lô hàng bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ, do nhiễm kháng sinh cấm. Đây là con số quá lớn chưa từng xảy ra từ trước đến nay và gần gấp đôi so với con số cao nhất trong các năm trước.

tin nhap 20160824151535

Ông John Williams - giám đốc điều hành của SSA cho rằng, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ở một số vùng nhất định, không ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn cung tôm trên toàn cầu. Việc tiếp tục sử dụng kháng sinh của một số nhà cung cấp, cho thấy đây là sự cố tình coi thường qui định này.

Theo Viện nghiên cứu Thủy sản Quốc gia Hoa Kỳ (NFI), việc FDA ngừng nhập khẩu tôm do nhiễm kháng sinh cấm, cho thấy FDA vẫn không ngừng thực hiện các biện pháp kiểm tra thủy sản nhập khẩu.

Ông Gavin Gibbons - phó chủ tịch truyền thông tại NFI cho rằng, những lô hàng bị từ chối nhập khẩu ngày càng tăng trong thời gian gần đây, chứng tỏ hệ thống tiêu chuẩn HACCP của FDA rất có hiệu quả. FDA đang tập trung vào các công ty chưa đáp ứng tiêu chuẩn của Hoa Kỳ ... Mục đích nhằm đến các công ty xuất khẩu cụ thể, để chứng minh rằng FDA muốn giảm bớt các công ty xuất khẩu không có uy tín.

Bốn công ty xuất khẩu của Ấn Độ đã nhiều lần bị FDA từ chối nhập khẩu các lô hàng tôm là: Jagadeesh Marine Exports, Five Star Marine Exports Pvt. Ltd., RDR Exports và Kay Kay Exports.

Ông Williams cho biết, Ấn Độ có hàng chục, thậm chí hàng trăm công ty xuất khẩu tôm, nhưng chỉ có 4 công ty xuất khẩu bị FDA đưa vào danh sách từ chối nhập khẩu và chỉ có 2 trong 4 công ty trên bị từ chối hầu hết các sản phẩm. Hai công ty đó là Jagadeesh và Five Star Marine Exports.

Ông Williams lo ngại rằng, do cả 2 công ty xuất khẩu Jagadeesh và Five Star Marine Exports của Ấn Độ đều có chứng nhận GAA BAP, nên nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có thể vô tình mua phải tôm nhiễm kháng sinh cấm. Các cửa hàng bán lẻ và các nhà hàng đã cam kết chỉ mua tôm đã chứng nhận BAP, nhưng trong số đó có cả các lô hàng đã nhập vào Hoa Kỳ, bằng cách nào đó mà không bị kiểm tra bởi FDA tại biên giới. Khi các nhà nhập khẩu và phân phối mua tôm từ các nguồn giá rẻ, không hề quan tâm đến những qui định chung, mà chỉ muốn tăng nguồn cung.

Ông Gibbons cho biết, tuy NFI không lo ngại về các lô hàng đã bị từ chối nhập khẩu, nhưng sự quan tâm của FDA đối với vấn đề này sẽ giúp Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tập trung giám sát và kiểm tra tốt hơn các nhà xuất khẩu của họ. Qui định của FDA giúp cho hệ thống tiêu chuẩn HACCP có hiệu quả.