|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Liệu có tiếp tục mất tiền khi đấu giá tài sản nhà nước?

06:56 | 31/10/2016
Chia sẻ
Mặc dù chúng ta đã có chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đã có Luật Chứng khoán, song ông Gia Hảo vẫn không khỏi lo lắng trước câu hỏi: liệu có tiếp tục mất vốn nhà nước nữa không, khi đấu giá tài sản công?

Cách đây 3 tuần, có một doanh nhân, thông qua người quen, đến xin gặp bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế độc lập. Khi doanh nhân đó đặt vấn đề nhờ bà tư vấn về dự thảo Luật Đấu giá, bà Chi Lan nói: ‘Không phải cái gì tôi cũng góp ý được. Về luật anh cứ hỏi chồng tôi.”Mặc dù chúng ta đã có chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đã có Luật Chứng khoán, song ông Gia Hảo vẫn không khỏi lo lắng trước câu hỏi: liệu có tiếp tục mất vốn nhà nước nữa không, khi đấu giá tài sản công?

Chồng bà Chi Lan, chuyên gia tư vấn độc lập Nguyễn Gia Hảo, nguyên là thành viên trẻ nhất của Tổ Tư vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khác với bà Chi Lan chuyên về kinh tế vĩ mô, ông Phạm Gia Hảo lại chuyên sâu về tư vấn cho các doanh nghiệp.

Nhận được “quả bóng” được bà Chi Lan “chuyền vào chân”, ông Hảo đã bỏ 4 ngày miệt mài nghiên cứu dự thảo Luật Đấu giá gồm 81 Điều. Đêm nào ông cũng thức tới 1-2 giờ sáng.

Một bước tiếp chuyển sang kinh tế thị trường

lieu co tiep tuc mat tien khi dau gia tai san nha nuoc

Liệu có tiếp tục mất vốn nhà nước nữa không, khi đấu giá tài sản nhà nước (TSNN)?

Ông Phạm Gia Hảo quả quyết, với việc đưa ra thảo luận để thông qua Luật Chứng khoán, Việt Nam đã bước một bước tiếp theo về mặt pháp luật theo kinh tế thị trường, trong đó Nhà nước chỉ quản lý, không kinh doanh.

Bước trước đó là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thông qua Luật Chứng khoán, còn bước sắp tới, với Luật Đấu giá, là để bán tài sản nhà nước.

Vậy nhưng ông Gia Hảo vẫn không khỏi lo lắng trước câu hỏi: liệu có tiếp tục mất vốn nhà nước nữa không, khi đấu giá tài sản nhà nước (TSNN)?

Giảm tới mức thấp nhất tổn thất của về TSNN

Trong Điều 5 của dự thảo Luật đấu giá vừa trình ra Quốc hội có nêu ra 4 nguyên tắc đấu giá tài sản. Nhưng ông Gia Hảo cho rằng Điều 5 thiếu một nguyên tắc tối quan trọng trong bán tài TSNN: giảm tới mức thấp nhất tổn thất về TSNN. Kinh nghiệm của Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin là một minh chứng rõ ràng về việc thất thoát TSNN trong quá trình tư nhân hóa những năm ’90 của thế kỷ trước.

Nhiều người còn nhớ khoảng giữa những năm ’90 thế kỷ trước, một giáo sư người Mỹ đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời sang Việt Nam. Đó là Jefrey Sachs, Giáo sư Kinh tế Đại học Columbia (Mỹ), cố vấn đặc biệt của hai đời Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc là Koffi Anan và Ban Ki-moon. Lúc đó, GS Sachs vừa tư vấn giúp Ba Lan chuyển sang kinh tế thị trường, và xuất bản cuốn sách “Cú nhảy của Ba Lan sang kinh tế thị trường”.

GS Sachs khuyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi cổ phần hóa, không nên theo kinh nghiệm của Nga (GS Sachs cũng được mời sang Nga để tư vấn cho Thủ tướng Chubais thực hiện cổ phần hóa các DNNN của Nga, nhưng ông không tìm thấy điểm chung trong cách làm ăn của Chubais nên bỏ sang Ba Lan), và nói rất kỹ về Ba Lan.

Theo GS Sachs, sở dĩ Ba Lan thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung sang kinh tế thị trường là do 5 trụ cột. Đó là: 1.Ổn định quản lý kinh tế vĩ mô; 2.Tự do hóa thương mại; 3.Tư nhân hóa; 4.Thiết lập mạng lưới an sinh xã hội; 5.Huy động vốn.

Và, thay cho lời khuyên Việt Nam nên chuyển sang KTTT theo cách nào, GS Sachs đã tặng Thủ tướng Võ Văn Kiệt cuốn sách của mình.

Còn nước Nga, trong 20 năm tư nhân hóa, đã xóa sổ thành tích của 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Một chuyên gia của Đại học Fulbright (TP. HCM) có đưa ra số liệu rằng tỷ lệ vốn thu được trong quá trình tư nhân hóa của Nga chỉ bằng 6% giá trị thực của TSNN tích lũy sau 70 năm.

Số người giàu của Nga cũng tăng vọt, nhờ vớ bẫm trong quá trình bán TSNN. Theo tờ Forbes, năm 2004 tức là trên 10 năm sau khi quá trình tư nhân hóa bắt đầu, Nga đã có tới 36 tỷ phú.

Ở Việt Nam, số người giàu tăng nhanh. Theo Báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report) 2016 của Knight Frank, trong giai đoạn 2014-2015 số người có tài sản trên 30 triệu đô la tăng 8%, lên 168 người (tính cả giai đoạn 2005-2014 tăng 354%, từ 37 lên 156 người). Trong khi ở giai đoạn 2014-2015 số người giàu trên thế giới theo cùng tiêu chí giảm 3%, từ 193.115 người xuống còn 184.468 người.

Ông Gia Hảo nhận định: “Nếu không đặt nguyên tắc “giảm tới mức thấp nhất tổn thất về TSNN”, tài sản sẽ bị thất thoát gần hết. Câu chuyện bán TSNN kiểu Nga là một bài học nhãn tiền cần được tham khảo cẩn thận để tránh vấp phải. Luật phải làm sao ngăn chặn được các nhóm lợi ích sử dụng “phép thuật phù thủy” biến tài sản nhà nước thành cơ hội làm giàu riêng.

Khái quát những kiến nghị

Theo ông Gia Hảo, khái quát hơn 90 bình luận của ông vào các điều khoản cụ thể trong dự thảo, có thể chỉ ra những điểm chính yếu sau:

Thứ nhất, cần sắp xếp lại cơ cấu các điều khoản theo một logic khoa học. Ví dụ như Quyền và Nghĩa vụ (Được và Phải) của đấu giá viên, công ty đấu giá, trung tâm đấu giá, hội đồng đấu giá nên vào chung một chương.

Thứ hai, phần giải thích từ ngữ chưa đủ, ví dụ không thấy nói đến trung tâm đấu giá, hội đồng đấu giá; về các hình thức đấu giá chưa nói đến “đấu giá rút gọn”, “đấu giá trực tuyến”…

Thứ ba, cố gắng tránh dẫn chiếu đến các luật khác mà không nói rõ là luật nào, như trong dự thảo.

Thứ tư, cố gắng tránh “hậu xét”, “hồi tố”.

Thứ năm, cố gắng tránh “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, cần nhắc đến vai trò của kiểm toán trong việc định giá TSNN, mà trong dự thảo Luật Đấu giá không hề nêu ra. Trong đó, nói rõ các nguyên tắc sao cho tính đúng, tính đủ, đúng như cơ chế thị trường (bất động sản, tài sản, giá trị hữu hình, vô hình, khấu hao hữu hình, vô hình…)

Thứ sáu, tránh các “xung đột lợi ích” (thành viên Trung tâm, Hội đồng…)

Cuối cùng là nên nêu rõ thời hiệu tố tụng (các điều khoản về giải quyết tranh chấp, hiệu lực…)

Nhưng khi đọc dự thảo Luật Đấu giá, ông Gia Hảo thấy rằng những người soạn thảo đã cố gắng qui định rất cụ thể. Ông hiểu rằng, nếu Quốc hội tiếp thu những kiến nghị của ông, chắc chắn Chính phủ sẽ không cần ra Nghị định hướng dẫn thực hiện.

...

"Nếu không quy định chặt chẽ trong dự thảo thì khi thi hành sẽ xảy ra sự thông đồng móc nối, gọi là “quân xanh, quân đỏ”. Trường hợp này “quân xanh, quân đỏ” chỉ tạo điều kiện cho một người tham gia và người đó sẽ dìm giá. Thực tế điều này diễn ra rất nhiều"- Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) phát biểu tại tại hội trường Quốc hội hôm 24/10 về dự thảo Luật Đấu giá tài sản.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Huỳnh Phan

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.