Lại nói về chiếc 'ghế nóng' ngân hàng
Bầu Thắng: Chọn 'ghế nóng' ngân hàng hay doanh nghiệp? |
[Infographic] Banker và những lựa chọn 'ghế nóng' năm 2018 |
Đặt chiếc "ghế nóng" lên bàn cân
"Tôi đã hoàn thành sứ mệnh tại doanh nghiệp" là câu trả lời cho quyết định của một số lãnh đạo lựa chọn ngồi lại "ghế nóng" tại ngân hàng và từ bỏ tại các doanh nghiệp khác.
Có thể kể đến các nhân vật như ông Dương Công Minh (Sacombank), ông Đỗ Quang Hiển (SHB), ông Hồ Hùng Anh (Techcombank), ông Đỗ Minh Phú (TPBank) hay bà Thái Hương (Bac A Bank) đều quyết định ở lại với ngân hàng.
SHB, Sacombank - hai ngân hàng "chuyển mình" trong giai đoạn tái cơ cấu sau sáp nhập, và cũng chính là hai mã cổ phiếu thanh khoản cao nhất trong nhóm ngân hàng. Việc "bầu" Hiển và ông Minh ở lại làm chủ tịch tại 2 ngân hàng này cho thấy quyết tâm mạnh mẽ đối với việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý nợ.
Tuy nhiên, không làm chủ tịch của doanh nghiệp cũng không có nghĩa các cá nhân này rút chân hoàn toàn ra khỏi doanh nghiệp đó. Công ty Him Lam vẫn là thuộc sở hữu của ông Minh và Tập đoàn T&T nắm hơn 11,6 triệu cổ phiếu SHB, tương đương 9,97% vốn điều lệ của ngân hàng (đến cuối năm 2017). Ông Hồ Hùng Anh cũng vẫn giữ chức Phó Chủ tịch tại CTCP Tập đoàn Masan.
Chính ông Minh đã từng khẳng định Him Lam là công ty độc trị và một mình ông là người ra quyết định. “Trong 10 người cao nhất của Him Lam, có 3 người trong gia đình tôi. Nhưng chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi” - ông từng nói.
Ba nguyên nhân các sếp chọn ngân hàng
Theo Chuyên gia Tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, có ba lý do giải thích việc các lãnh đạo “chuộng” chủ tịch ngân hàng hơn là doanh nghiệp.
Chuyên gia Tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu. |
Thứ nhất, chủ tịch của ngân hàng có sức nặng, uy tín và địa vị lớn hơn so với chủ tịch của một doanh nghiệp. Chủ tịch HĐQT một ngân hàng là chìa khóa mở nhiều cánh cửa trong quan hệ kinh doanh trên thương trường. Ngay cả với các cơ quan công quyền thì chức danh Chủ tịch ngân hàng thường được các cơ quan vị nể hơn là một chủ doanh nghiệp.
Thứ hai, chính là vấn đề liên quan đến trách nhiệm. Từ những vụ đại án ngân hàng xảy ra gần đây, có thể thấy vai trò “người chịu trách nhiệm cuối cùng” được các cơ quan điều tra và tòa án xem như là cơ sở để quy trách nhiệm cho những vi phạm pháp luật và thiệt hại phát sinh tai các TCTD bị xử lý. Tiếp tục ở lại với cương vị là Chủ tịch, họ có thể đối phó, kiểm soát được kết quả, hay hậu quả của những đầu việc dang dở, những quyết định và mối quan hệ trong quá khứ. Mặc dù có thể “điều khiển từ xa” qua các đại diện hay người thân tín hiện đang tham gia HĐQT của ngân hàng, nhưng họ không thể hoàn toàn kiểm soát được những quyết định và hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, tại thời điểm "nóng" của việc tăng vốn và sát nhập ngân hàng khi Nghị định 41 về an toàn vốn của NHNN sẽ có hiệu lực năm 2020 và từ đó Việt Nam sẽ áp dụng các nguyên tắc của Basel II. Nắm quyền chủ động trong việc tăng vốn hay những quyết định sát nhập là lý do khiến nhiều Chủ tịch ngân hàng không muốn rời bỏ ngân hàng trong giai đoạn quan trọng này.
Bên cạnh đó vẫn có sự lựa chọn ngược dòng khi bà Nguyễn Thị Nga, ông Võ Đức Thắng hay Vũ Văn Tiền lại đưa ra quyết định không ở lại vị trí Chủ tịch của SeABank, Kienlongbank, ABBank và chuyên tâm hơn vào hoạt động doanh nghiệp. Mỗi người có lẽ có những lý do riêng nhất định khi đưa ra lựa chọn của mình. Tuy vậy, để áp dụng quy định mới này nhiều ngân hàng lại có thêm những gương mặt mới hứa hẹn trong tương lai.
Chuyển động thoái vốn ngân hàng
Thông tin mới nhất từ một thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank): sau một thời gian dài cân nhắc, cuối ... |