|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Kỳ bí con đường chính sách của Fed

10:53 | 24/02/2019
Chia sẻ
Kể từ khi nắm quyền Chủ tịch Fed, ông Powell đưa các chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ đi theo con đường đã định hình sẵn bởi bà Yellen.
 
ky bi con duong chinh sach cua fed
Nguồn: Bloomberg.

Kiên định mục tiêu tăng lãi suất

Chủ tịch Ngân Hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh dấu cột mốc một năm làm việc kể từ ngày nhậm chức, và cũng là năm thứ 5 của thời kỳ Yellen – Powell.

Cùng với người tiền nhiệm Janet Yellen, ông Powell đã lèo lái chu kỳ tăng lãi suất chậm nhất của Mỹ từ trước đến nay. Sự kiên nhẫn của bộ đôi này có vẫn chưa đưa ra lời giải đáp liệu ngân hàng trung ương có thể đưa một nền kinh tế nóng bỏng “hạ cánh an toàn", kiểm soát mức lạm phát vừa phải, tránh khỏi suy thoái kinh tế.

Tiếp quản Fed trong tình trạng mức lãi suất cơ bản gần bằng 0, bà Yellen đã bắt đầu đưa chúng đi lên khi những điều kiện kinh tế được củng cố. Và rồi bà áp dụng những chính sách tạm dừng, cam kết kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế khi có dấu hiệu bất ổn đầu tiên xảy ra.

Người kế nhiệm của bà, ông Powell cũng tiếp tục đi theo con đường này. Đến nay những bước tiến đó vẫn đang đem lại kết quả tốt đẹp.

Mức lạm phát đang dao động về mục tiêu 2% của Fed đề ra, 13 triệu người Mỹ đã có việc làm kể từ khi bà Yellen nhậm chức vào tháng 2/2014.

Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất lên 2,25 - 2,5%. Bước đi này phần nào đã giúp xoay sở và thu hẹp bảng cân đối kế toán sau cuộc khủng hoảng tài chính mà không khiến thị trường rơi vào tình trạng khó khăn.

Những chỉ trích

Tuy nhiên, chiến lược này đã vấp phải nhiều chỉ trích từ cả hai phía.

Bà Yellen thường xuyên được cảnh báo rằng việc tăng lãi suất quá chậm có nguy cơ thúc đẩy tăng giá tiêu dùng. Tương tự với bà Yellen, trong suốt năm 2018, Tổng thống Trump và cũng đã chỉ trích ông Powell bởi các chính sách thắt chặt quá nhiều. Nhiều chuyên gia kinh tế Phố Wall cũng phàn nàn về chính sách này.

Fed có những thay đổi chiến lược vào tháng 1 vừa qua, báo hiệu việc tạm dừng tăng lãi suất, sẵn sàng xem xét lại kế hoạch sở hữu tài sản nhằm ổn định tăng trưởn,g mà không phải qua các chính sách tái đầu tư vào các tài sản này.

Đây cũng là phản hồi của Fed đối với những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang trì trệ. Bước đi này hoàn toàn khác với những chính sách tạm dừng lâu dài khi nền kinh tế bắt đầu có những bất ổn của Fed dưới quyền điều hành của bà Yellen. N

Những chỉ trích và phản đối cũng đã thay đổi theo chính sách mới. Những nhà kinh tế luận đang nghiêm trọng hóa vấn đề và cho rằng ông Power đã buông xuôi.

Laird Landmann, đồng giám đốc mảng thu nhập cố định tại Tập đoàn TCW có trụ sở tại Los Angeles, đã so sánh Fed với một “nhà đầu tư trung bình”. Ông cho rằng Fed phản ứng thái quá với những dấu hiệu kinh tế thất vọng gần đây thay vì bám sát các kế hoạch đã vạch sẵn.

"Chúng tôi lo ngại rằng Fed đã quá lo lắng đến những thay đổi của thị trường", ông Win Thin, người đứng đầu bộ phần chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman & Co. tại New York, viết trong một lưu ý cho các khách hàng.

Tuy nhiên, các quan chức không tỏ ra lo lắng. Chủ tịch của Fed tại bang Dallas, Robert Kaplan chia sẻ với các phóng viên vào hồi đầu tháng 2 tại Austin.

Ông nói rằng Fed tập trung vào việc thiết lập các chính sách tạo nên hệ thống việc làm đầy đủ và giữ lạm phát ổn định, ngay cả khi các chính sách này gây ra những tranh cãi.

Chờ đợi kỳ tích vào tháng 7

Tháng 7 này sẽ đánh dấu cột mốc kỷ lục về mức phát triển và mở rộng của nền kinh tế Mỹ.

Nếu kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tích cực, các nhân viên sẽ quay trở lại với công việc và lạm phát trong kiểm soát, đây có thể là những bước tiến mà các nhà hoạch định chính sách chu kỳ mơ ước.

“Có một con đường dẫn đến kết thúc hoàn hảo nhất, nhưng nó rất hẹp và khó khăn”, ông Seth Carpenter, trưởng ban kinh tế Mỹ tại UBS Securities và một cựu quan chức tiền tệ cao cấp của Fed chia sẻ. “Những thay đổi gần đây cũng phần nào tăng tính khả thi của chiến lược, bởi kiềm chế tăng lãi suất ở hiện tại tốt hơn là phải gia tăng nhiều lần sau đó”.

Fed sẽ tạo ra một kỳ tích hiếm thấy nếu như ổn định tăng trưởng kinh tế và không vấp phải rắc rối lớn nào.

Ngân hàng Trung ương Mỹ chỉ ổn được nền kinh tế duy nhất một lần trong suốt 105 năm kể từ khi thành lập vào nhiệm kỳ 1994 – 1995 của Chủ tịch Alan Greenspan.

Tại sao việc lập lại thành quả trên sẽ rất khó khăn

Trong năm qua, Fed đã tăng lãi suất 4 đợt nhưng nền kinh tế vẫn chưa cảm nhận được đầy đủ những tác động của nó.

Về mặt tích cực, thông qua những lần tăng lãi suất, Fed vẫn kiểm soát được bước đi của nền kinh tế, chẳng hạn như việc kích thích tài chính ngay sau khi những chính sách cắt giảm thuế của tổng thống Trump giảm hiệu quả.

Bên cạnh đó, với những bước tiến chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc và Châu Âu, cũng như căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại sẽ khiến khó khăn thêm chồng chất.

Những vấn đề trên cũng tạo ra một cơ hội mới để ông Powell có thể rẽ ra lối đi riêng, tách khỏi con đường mà người tiền nhiệm của mình đã vạch sẵn.

Trong nhiệm kỳ của mình, công việc chính của bà Yellen là tạo nền móng vững chắc cho kế hoạch lâu dài. Còn ở thời điểm hiện tại, ông Powell phải đưa ra kế hoạch mới trên nền móng đó để đương đầu với lần suy thoái kế tiếp.

Lãi suất vẫn chưa đạt đến mức cao như các thời kỳ tiền suy thoái trước đây, do đó Fed có thể tận dụng chính sách tài chính quan trọng nhất – cắt giảm chúng. Việc cắt giảm lãi suất sẽ ít gây ảnh hưởng kích thích đến nền kinh tế hơn.

Các quan chức Fed hoàn toàn nhận thức sâu sắc về điều này. Họ dự định năm 2019 sẽ thảo luận về chiến lược và bước đi kế tiếp trong tương lai của tổ chức.

Ông Powell cũng đã chia sẻ thẳng thắn rằng ông và các đồng nghiệp sẽ làm những gì cần thiết để bình ổn nền kinh tế, Fed sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất, giữ chúng ở mức ổn định và tiến hành mua hàng loạt trái phiếu.

“Dù có thể gặp rắc rối trong tương lai nhưng tôi vẫn hy vọng sẽ không vấp phải chúng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chúng tôi có thể sẽ rơi vào tình cảnh có thể sẽ phải cắt giảm lãi suất nhiều hơn chúng tôi muốn”, ông Powell thừa nhận điều này vào buổi họp báo ngày 30/1. “Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương án trong tầm tay”.

Việc cẩn trọng trong các chính sách tiền tệ có thể giúp Fed tránh khỏi những can thiệp ngoài ý muốn trong thời gian ngắn.

“Tôi nghĩ họ đang cố gắng ổn định thị trường”, Laura Rosner, đối tác tại Macropolicy Perspectives LCC tại New York và là một nhà phân tích kinh tế cũ tại Fed bang New York chia sẻ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thị trường sẽ mất đi thanh khoản.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Cẩm Tiên

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.