|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Kinh tế Mỹ không bi quan như dự báo

07:14 | 01/03/2019
Chia sẻ
Nền kinh tế Mỹ giảm tốc yếu hơn dự báo trong quý IV/2018, nhờ đầu tư kinh doanh tăng mạnh, cho thấy tăng trưởng có thể mạnh hơn trong một khoảng thời gian dài trong lúc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dùng biện pháp kiên nhẫn với các đợt nâng lãi suất trong tương lai.


Mức tăng trưởng 2,6% trong giai đoạn tháng 10-12/2018 là mạnh hơn so với mức ước tính trung bình của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg là 2,2%. Trong quý trước đó, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,4%, dựa trên báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ công bố trong ngày thứ Năm (28/2). Báo cáo này bị công bố trễ một tháng vì tình trạng đóng cửa Chính phủ Mỹ.

Thương mại là yếu tố tác động tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ

Đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế Mỹ, khoản chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng 2,8%, thấp hơn dự báo một chút. Trong khi đó, đầu tư kinh doanh cho thiết bị, phần mềm và chi tiêu nghiên cứu tăng trưởng nhanh hơn ở mức 6,2%. 

Chi tiêu Chính phủ Mỹ tăng chậm lại, thương mại là yếu tố tác động tiêu cực tới nền kinh tế, còn hàng tồn kho lại thúc đẩy nhẹ cho GDP.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và đồng USD tăng sau thông tin về GDP quý IV/2018.

Báo cáo cho thấy các đợt cắt giảm thuế – do Đảng Cộng hòa hậu thuẫn – đã hỗ trợ cho tăng trưởng như thế nào và giúp tăng trưởng Mỹ trong năm 2018 đạt 3,1%, vượt ngưỡng mục tiêu 3% của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đà tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế Mỹ sắp thành chuỗi dài nhất trong lịch sử nước Mỹ vào giữa năm nay, khi chi tiêu tiêu dùng mạnh, Fed mang hướng hỗ trợ, thị trường lao động vững mạnh. Tuy nhiên, nhịp độ tăng trưởng có thể suy giảm giữa lúc chiến tranh thương mại, đà giảm tốc của kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng ngày càng phai nhạt của các gói kích thích tài khóa tác động tiêu cực tới tăng trưởng tại Mỹ.

Neil Dutta, Trưởng bộ phận kinh tế tại Renaissance Macro Research LLC, cho hay, sự tăng trưởng của nhu cầu nội địa ở khu vực tư nhân nói chung "đang đủ tốt để giúp duy trì nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ", trong đó chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển là "một điểm sáng" trong báo cáo này.

Một báo cáo khác từ Bộ Lao động Mỹ công bố trong ngày thứ Năm cho thấy số lượng người nộp đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh hơn dự báo trong tuần trước lên 225,000 người, nhưng vẫn gần mức đáy 50 năm qua. Tuần này có dịp lễ Ngày Tổng thống và số lượng người nộp đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp thường biến động mạnh hơn trong những sự kiện như thế này.

Yếu tố tác động tiêu cực tới tăng trưởng

Nhà ở vẫn là "điểm yếu" của nền kinh tế Mỹ trong quý IV/2018, đánh dấu 4 quý liên tiếp tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP, với mức thu hẹp 3,5%. Doanh số bán nhà giảm vào cuối năm 2018 giữa lúc lãi suất thế chấp gia tăng và giá cũng tăng – tiếp tục vượt qua mức tăng trưởng của tiền lương, mặc dù vẫn có các dấu hiệu cho thấy nhu cầu tăng vọt vào đầu năm 2019 nhờ đà giảm của chi phí đi vay.

Xuất khẩu ròng lấy mất đi 0,22 điểm phần trăm khỏi tăng trưởng GDP quý IV/2018, sau khi giảm 1,99 điểm phần trăm trong quý II/2018. Sự suy yếu này phản ánh đà tăng 2,7% của kim ngạch nhập khẩu – vượt mức tăng trưởng 1,6% của kim ngạch xuất khẩu.

Hàng tồn kho góp vào tăng trưởng GDP 0,13 điểm phần trăm. 

Trong khi đó, lạm phát vẫn yên ắng, gây thêm áp lực để Fed cân nhắc tiếp tục tăng lãi suất. Báo cáo về GDP cho thấy chỉ số giá yêu thích của Fed tăng trưởng 1,5% trong quý IV/2018, thấp hơn mức mục tiêu 2% của cơ quan này. Loại trừ thực phẩm và năng lượng, chỉ số này tăng trưởng 1,7%.

Tăng trưởng tiềm năng

Tăng trưởng quý IV/2018 dù thấp hơn 2 quý trước đó nhưng vẫn trên mức tăng trưởng bình quân và trên mức tăng trưởng tiềm năng dài hạn của Fed là 1,9%. Dù vậy, các kết quả khảo sát và các chỉ số như lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cho thấy xác suất xảy ra suy thoái đã tăng trong vài tháng gần đây. Tuy nhiên, suy thoái khó mà xảy ra trong năm 2019.

Loại trừ các các thành phần giao dịch biến động mạnh và hàng tồn kho của GDP, doanh số bán hàng cho những người mua hàng nội địa tăng trưởng 2,6%. Các chuyên gia kinh tế giám sát thước đo này để có cảm nhận tốt hơn về nhu cầu nền tảng.

Sự gia tăng của chi tiêu tiêu dùng là thấp hơn 3,5% của quý III/2018. Khoản chi tiêu tieu dung đóng góp 1,92 điểm phần trăm cho tăng trưởng. Các lĩnh vực đóng góp lớn bao gồm y tế, dịch vụ tài chính và bảo hiểm và hàng tiêu dùng không lâu bền và dịch vụ khác, đồng thời chi tiêu cho dịch vụ thực phẩm và chỗ ở suy giảm.

Dữ liệu GDP có thể làm dấy lên làn sóng chỉ trích về báo cáo gần đây của Chính phủ Mỹ về doanh số bán lẻ tháng 12/2018. Báo cáo này cho thấy doanh số bán lẻ giảm mạnh nhất trong 9 năm, ngay cả khi các con số khác, nhất là báo cáo từ các công ty bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, cho thấy người tiêu dùng tiếp tục tăng chi tiêu trong quý trước.

Báo cáo ngày thứ Năm (28/2) cho thấy đà giảm tốc của chi tiêu doanh nghiệp trong quý 3/2019 có lẽ chỉ là tạm thời. Khoản chi tiêu đầu tư cố định đóng góp 0,82 điểm phần trăm cho tăng trưởng, trong khi chỉ đóng góp 0,35 điểm phần trăm trong quý III/2018.

Trong khoản mục này, chi tiêu cho công trình giảm 4,2%, mức giảm mạnh nhất trong 1 năm, có lẽ một phần phản ánh đà giảm của giá dầu. Đầu tư thiết bị kinh doanh tăng trưởng 6,7% và chi tiêu sở hữu trí tuệ nhảy vọt 13,1%.

Minh Tuấn