Kinh tế bất ổn, số lượng tòa nhà chọc trời hoàn thành trong năm 2019 của Trung Quốc giảm gần 40%
Sau nhiều năm xây dựng, số lượng tòa nhà chọc trời mới hoàn thành trong 12 tháng ở Trung Quốc giảm mạnh vào năm 2019, theo dữ liệu được công bố bởi Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH) hôm 19/12.
Trong năm qua, quốc gia này đã hoàn thành chỉ 56 tòa nhà mới có chiều cao từ 200 mét trở lên, giảm hơn 38% so với năm trước.
Con số đó cũng vẫn thể hiện sự thống trị của Trung Quốc về việc xây dựng nhà chọc trời, mặc dù số lượng tòa nhà trên 200m hoàn thành trong năm 2019 tại phần còn lại của thế giới đã tăng lên. Nhìn chung, tổng số tòa nhà xây mới trên toàn cầu vẫn giảm khoảng 14%.
Trung Quốc vẫn chiếm gần một nửa số toà nhà hoàn thành mới trên toàn thế giới, bao gồm 6 trong số 10 tòa tháp mới cao nhất trong năm. Nhưng tổng số tòa nhà hoàn thành mới của đất nước đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2013, theo báo cáo hàng năm của CTBUH về xu hướng xây dựng toàn cầu.
Dữ liệu này thể hiện sự tương phản rõ rệt với năm 2018, khi Trung Quốc lập kỷ lục mới về các tòa nhà cao nhất từng được một quốc gia xây dựng trong một năm.
Thay vì chỉ ra một lý do cho sự sụt giảm, tổng biên tập tạp CTBUH, Daniel Safarik, đã chỉ ra vô số những thay đổi trong môi trường chính trị và kinh tế của đất nước.
"Trong suốt năm, mọi người đã nói về những đám mây bão hình thành trên khắp châu Á, đặc biệt là Trung Quốc", ông Safarik, đồng tác giả của báo cáo, nói với CNN. “Một vài năm trước, chúng tôi bắt đầu thấy các dự án ... bị hủy bỏ”.
"Chúng tôi biết rất nhiều dự án trong số này được triển khai từ vay vốn".
Có những dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ của tòa nhà có thể đã vượt xa nhu cầu ở một số nơi của Trung Quốc. Ví dụ Thiên Tân năm nay đã hoàn thành tòa nhà chọc trời cao nhất năm nay - Trung tâm Tài chính CTF Thiên Tân 530 mét, hiện cao thứ tám thế giới. Tỷ lệ vân phòng trống trên toàn thành phố này là trên 44%, theo dữ liệu được công bố bởi CBRE.
Việc số tòa nhà chọc trời hoàn thành mới trong năm nay sút giảm cũng có thể phản ánh sự thay đổi quan điểm đối với các dự án nhà chọc trời. Ông Safarik nói rằng, nó có thể báo hiệu các thành phố nhỏ giờ không còn cần đến các tòa nhà chọc trời để trở nên nổi bật hơn trên bản đồ, hoặc là một cách để thu hút đầu tư ra khỏi các khu vực ven biển…
Vì các tòa nhà cao tầng phải mất nhiều năm để hoàn thành, sự giảm gần đây có thể phản ánh một định hướng của các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Đầu năm 2014, họ rất quan ngại về quy mô và hình dạng của các tòa nhà đang mọc lên từ sự bùng nổ xây dựng của Trung Quốc, sau đó kêu gọi chấm dứt viêc xây dựng các tòa nhà "quá khổ, kỳ lạ".
"Có thể các nhà lãnh đạo cấp cao muốn làm dịu cơn sốt này", ông Safarik nói và cho biết thêm rằng nhiều tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc "được xây dựng/phát triển bởi các công ty nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát".
Do đó, việc giảm tốc xu hướng xây dựng các tòa tháp có thể là một diễn biến cần thiết sau nhiều năm tăng trưởng kỷ lục, bà Ada Choi, người phụ trách nghiên cứu Trung Quốc của CBRE.
"Trung Quốc đã thống trị danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới ... và tất cả chúng đã được hoàn thành trong bốn năm qua," bà nói.
Năm nay, Trung Quốc vẫn hoàn thành số lượng tòa nhà trên 200 mét gấp bốn lần so với Hoa Kỳ, quốc gia xếp vị trí thứ 2.
Các đô thị phía Nam của Thâm Quyến lại không theo xu hướng quốc gia, khi có 15 tòa nhà từ 200 mét trở lên hoàn thành trong năm 2019 nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác, so với 9 của Dubai và 8 của New York - và hơn bất kỳ quốc gia nào ngoài Trung Quốc.
Dù vậy, theo báo cáo của CTBUH, ở những nơi khác, con số là tích cực hơn. Trong năm 2019, châu Phi đã chứng kiến sự hoàn thành của hai tòa nhà cao nhất của khu vực này: Tòa nhà chọc trời Leonardo cao 228 mét ở Johannesburg, Nam Phi và Great Mosque of Algiers tại Algeri, có tháp cao tới 265 mét. Trong khi đó, châu Âu đã hoàn thành tòa nhà cao nhất vào năm 2019 - Lakhta Center cao 462 mét ở St. Petersburg. Tại Mỹ Latinh, Brazil có tòa tháp Infinity Coast Tower cao 235 mét ở Balneário Camboriú.
Và trong khi việc xây dựng các tòa nhà cao hơn 200 mét đã suy giảm, những tòa nhà được định nghĩa là "siêu cao" - từ 300 mét trở lên - trên toàn cầu thực tế đã tăng lên trong năm nay. Hai mươi sáu tòa nhà như vậy đã được hoàn thành trên khắp thế giới, tại các thành phố bao gồm Thành phố Kuwait, Kuala Lumpar và Busan ở Hàn Quốc.
Nhưng xu hướng này cũng có thể phản ánh việc các nhà phát triển bất động sản đang ngày một không chắc chắn về tương lai. Tạo các tòa nhà cao hơn với nhiều chức năng có thể giúp phân tán rủi ro, ông Safarik nhìn nhận.
"Thật hiếm khi bạn bất động dân cư, khách sạn và văn phòng suy giảm cùng lúc", ông giải thích. "Và với thực tế là các tòa nhà này được thi công trong một khoảng thời gian khá dài, đó là một cách để phòng ngừa rủi ro."
Dù vậy, ông nhận định, "Tính kinh tế của những tòa nhà trên 200 mét đã là khó đoán rồi, vì thế, việc xây những toàn nhà cao hơn 300 mét còn khó đoán hơn”.
Nguồn CNN
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/