Không phải cứ có tiền là có công nghiệp ô tô
Bộ còn đề xuất hình thành gói tín dụng 100.000 tỉ đồng để phát triển công nghiệp hỗ trợ, mà mục tiêu chính là các ngành phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô.
Tin này mang lại tia hy vọng cho ngành ô tô Việt Nam, nhưng cũng là mối lo vì một lần nữa lại rót cả trăm ngàn tỉ đồng vào kế hoạch phát triển mà kết quả không chắc chắn.
Triển lãm ô tô tại TPHCM. Ảnh minh họa Thành Hoa.
Điều kiện đủ là nội lực mạnh!
Từ mười mấy năm nay, nhiều phương án đã được đề ra để hỗ trợ công nghiệp ô tô tăng tỷ lệ nội địa hóa nhưng công nghiệp này vẫn èo uột, tỷ lệ nội địa mới chỉ vài phần trăm, cách xa mục tiêu hơn 40% và xe nhập ngày càng chiếm lấn thị trường vì nhiều doanh nghiệp lắp ráp quốc tế đóng cửa nhà máy để chuyển sang hoạt động thương mại.
Theo tôi, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô thất bại vì cơ quan quản lý đã chỉ nhìn vấn đề dưới khía cạnh tài chính qua hàng rào thuế và những ưu đãi, qua tiềm năng thị trường nhưng tiềm năng to lớn của thị trường ô tô Việt Nam vẫn chưa biến thành hiện thực. Theo ngôn ngữ toán học, tài chính chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ. Điều kiện đủ là phải có nội lực mạnh.
Kế hoạch phát triển ngành ô tô thất bại vì cơ quan quản lý đã chỉ nhìn vấn đề dưới khía cạnh tài chính qua hàng rào thuế và những ưu đãi, qua tiềm năng thị trường nhưng tiềm năng to lớn của thị trường ô tô Việt Nam vẫn chưa biến thành hiện thực.
Theo ngôn ngữ toán học, tài chính chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ. Điều kiện đủ là phải có nội lực mạnh.
Có thể rút kinh nghiệm từ sự thành công của nền công nghiệp ô tô Marocco, từ tình trạng èo uột nước này đã trở thành một quốc gia sản xuất 335.000 xe năm 2017 với tỷ lệ nội địa hóa 65%, dự trù đạt 85% trong hai năm tới, trở thành một trong năm nước xuất khẩu ô tô lớn nhất vào thị trường châu Âu, và đang thương lượng với các tập đoàn Volkswagen, Ford và Fiat về các chương trình đầu tư những dự án quy mô hàng trăm ngàn xe/năm.
Lời phát biểu của ông Carlos Tavares, CEO tập đoàn PSA, cho chúng ta thấy một khía cạnh quan trọng của sự thành công này: "Hạ tầng cơ sở tầm vóc quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hơn nữa việc đào tạo có chất lượng các kỹ sư và chuyên viên ô tô đã là yếu tố quyết định để PSA Peugeot-Citroen chọn Marocco để đầu tư".
Trước PSA, Renault đã hợp tác với Marocco trong kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở cho logistics và chương trình đào tạo một lực lượng lao động có vốn kỹ thuật cao thích ứng với nhu cầu của công nghiệp ô tô.
Sự hợp tác này đã đưa tới quyết định xây dựng nhà máy quy mô lớn của Renault tại cảng Tanger, khởi đầu cho sự phát triển mạnh của công nghiệp ô tô Marocco. Sau năm năm hoạt động, nhà máy này đã sản xuất chiếc xe thứ 1 triệu vào ngày 10-7-2017.
Tăng nội lực
Ô tô là một ngành công nghiệp nặng và phức tạp. Một số nguyên tắc cơ bản cần phải có để đạt thành công: quy mô lớn - trình độ công nghiệp hóa cao - nhiều vốn tài chính, vốn khoa học kỹ thuật và về quản lý... Do đó, tất cả các nước có ngành công nghiệp ô tô phôi thai đều cần trợ lực từ phía nhà nước để tăng cường nội lực mới đủ sức tồn tại trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Chưa biết cách sử dụng gói hỗ trợ mà Bộ Công Thương đề xuất ra sao, tôi mạnh dạn đề nghị một trong các mục tiêu của gói tín dụng này là tăng cường nội lực ngành ô tô, nghĩa là hướng về đào tạo các chuyên viên khoa học kỹ thuật và quản lý để làm việc cho các doanh nghiệp trong ngành ô tô:
- Tăng cường hỗ trợ những liên hệ giữa các trường đại học, các trường nghề với các doanh nghiệp: tăng cường thời gian tập sự tại công xưởng, hỗ trợ các chương trình đào tạo vừa học vừa làm để đáp ứng nhu cầu của ngành ô tô; tăng cường sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp; hỗ trợ các chương trình đào tạo của các doanh nghiệp như đào tạo liên tục và đào tạo các chuyên viên mới.
- Tăng cường hỗ trợ các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học và ngành công nghiệp vì những sáng tạo rất cần thiết trong thị trường cạnh tranh.
- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình đào tạo để tăng chất lượng toàn diện và từ đó tạo văn hóa chất lượng của doanh nghiệp. Chất lượng là chìa khóa của thành công trong thị trường cạnh tranh, các hãng xe Nhật đã chinh phục thị trường ô tô thế giới nhờ cách quản lý “chất lượng toàn diện”.
Với những đầu tư này, chúng ta sẽ củng cố nội lực để chuẩn bị cho tương lai và thoát ra khỏi phương cách quản lý thiếu chặt chẽ và thiếu chất lượng.
Kết hợp với các doanh nghiệp ô tô
Sau khi một số công ty lắp ráp nước ngoài ngừng hoạt động để chuyển sang hoạt động thương mại đơn thuần, bối cảnh năm 2019 của công nghiệp ô tô Việt Nam đơn giản hơn và tập trung hơn. Ngoài các công ty nhà nước, chúng ta nên tập trung hỗ trợ ba doanh nghiệp tư nhân vừa có dung lượng thị trường khá cao vừa có sự quyết tâm phát triển ở Việt Nam.
Đó là Công ty Trường Hải và VinFast đã cam kết sản xuất trong nước để tiến tới xuất khẩu và Công ty Huyndai Thành Công, một công ty nằm trong chiến lược mở rộng của Huyndai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trung tâm sẽ là Việt Nam.
Theo ý tôi, những chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ nên phối hợp với các doanh nghiệp này để sát nhu cầu thực tế hơn, đồng thời thực hiện hai mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa và xuất khẩu linh kiện.
Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện cần có một môi trường kinh doanh thuận lợi, ngoài những vấn đề hành chính, tài chính, họ cần được hỗ trợ trong liên hệ với đối tác, những người đặt hàng khổng lồ, như tạo điều kiện dễ dàng để đặt cơ sở sản xuất gần nhà máy lắp ráp ô tô.
Sự hợp tác chặt chẽ này rất cần thiết để cải thiện chất lượng theo quy chuẩn của công nghiệp ô tô “Just in time & zero default”. Tại sao chúng ta không thành lập một “trung tâm nghiên cứu” với sự đóng góp của các doanh nghiệp và Nhà nước? Môi trường kinh doanh năng động này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam.
Con đường phát triển công nghiệp ô tô có nhiều khó khăn, muốn thành công phải có chiến lược lâu dài và sự quyết tâm, đồng thời cũng rất quan trọng việc tích lũy vốn cả tài chính lẫn kỹ thuật và quản lý.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/