Không có chuyện nhấn chìm 715.000 mét khối bùn thải xuống biển Chân Mây
Vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải: Bộ Công Thương cách chức ông Hà Quốc Quân |
Hoạt động nạo vét thi công bến cảng số 3 cảng Chân Mây, Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Bùi Ngọc Long |
Chiều 2.11, ông Nguyễn Văn Phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, sau khi nhận được tờ trình xin nhấn chìm chất thải nạo vét của Công ty TNHH Hào Hưng Huế để đẩy nhanh tiến độ thi công bến cảng số 3, Cảng Chân Mây, UBND tỉnh đã có công văn trả lời.
Nạo vét thi công bến cảng số 3, Cảng Chân Mây. Ảnh: Bùi Ngọc Long |
“Phương án đổ chất thải nạo vét xuống biển theo đề xuất của doanh nghiệp là không thể, UBND tỉnh đã trả lời ngay cho doanh nghiệp. Không ai cho phép nhấn chìm chất thải nạo vét xuống biển”, ông Nguyễn Văn Phương khẳng định.
Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công văn yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định theo báo cáo tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt.
Công văn cũng giao cho Ban quản lý Khu kinh tế và Công nghiệp tỉnh, khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục bàn giao mặt bằng các khu đất để doanh nghiệp đổ chất thải nạo vét.
Công ty TNHH Hào Hưng Huế, chủ đầu tư dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây (H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) trước đó đã có văn bản gửi đến Bộ Tài nguyên Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, đang gặp khó khăn về vị trí đổ 1,2 triệu m3 bùn nạo vét khi thực hiện dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây, nên đưa ra phương án nhận chìm ngoài biển khoảng 715.000 m3 bùn trong trường hợp không đổ được vật liệu nạo vét lên bờ, vị trí dự kiến cách bờ biển khoảng 3 km.
Dự án bến số 3 Cảng Chân Mây có tổng mức đầu tư gần 850 tỉ đồng, có quy mô 13 ha, trong đó diện tích bến bãi hơn 10 ha, còn lại là diện tích khu mặt nước.
Dự án này được thực hiện nhằm đáp ứng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng tăng cao, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào đầu năm 2019.
Xem thêm |