|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

IMF: Già hóa dân số và năng suất là vấn đề hàng đầu với các nước châu Á

09:12 | 09/05/2017
Chia sẻ
Triển vọng tăng trưởng dài hạn của châu Á Thái Bình Dương vẫn mạnh nhất thế giới, tuy nhiên bức tranh trung hạn có phần suy giảm bởi tình trạng già hóa dân số và năng suất yếu, báo cáo công bố hôm nay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra.

CNBC dẫn báo cáo IMF cho biết, sản lượng kinh tế khu vực được dự báo chạm mức 5,5% trong năm nay và 5,4% trong năm 2018, cao hơn ước tính với toàn cầu của IMF là 3,5% trong năm 2017 và 3,6% trong 2018. Tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng trong dài hạn thì cần có các cải cách cơ cấu để giải quyết những thách thức tới từ sự chuyển đổi nhân khẩu học và để tăng năng suất, IMF chỉ ra.

Về nhân khẩu học

Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan - được biết đến như là những nền kinh tế hậu chia sẻ, nơi dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần theo tỷ lệ phần trăm trong tổng dân số và theo số tuyệt đối - đang tiến tới mức cao nhất của tỷ lệ người già phụ thuộc toàn cầu vào năm 2050.

Ở bên kia của đồ thị là các quốc gia tự hào có dân số trẻ nhất trong khu vực, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, và Philippines.

"Nhìn chung, nhân khẩu học có thể khá tiêu cực đối với tăng trưởng châu Á và có thể làm giảm 0,1 điểm phần trăm trong tăng trưởng toàn cầu mỗi năm trong ba thập kỷ tới, hay 0,2 điểm phần trăm nếu các nước có dân số trẻ không thể thu lợi từ nhân khẩu học", báo cáo của IMF chỉ ra.

Già hóa cũng tăng áp lực suy giảm đối với lãi suất thực và lợi nhuận tài sản, theo IMF. Tuy nhiên, lao động, lương hưu và các cải cách hưu trí có thể giúp ích. Trong đó bao gồm thúc đẩy sự tham gia của lực lượng lao động nữ và người già cũng như đảm bảo lương hưu tối thiểu, IMF chỉ ra. Các sản phẩm tài chính mới nhằm giảm tiết kiệm phòng ngừa rủi ro và tăng khả năng tiếp cận các tài sản an toàn cũng sẽ có ít.

Sản lượng đầu ra và đầu vào

Châu Á đã trải qua giai đoạn tăng trưởng năng suất giảm kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế tiên tiến như Trung Quốc, IMF lưu ý.

Những cải thiện ổn định về phúc lợi và tiêu chuẩn sống đòi hỏi tăng trưởng năng suất. Tăng trưởng bao quát, được lèo lái bởi tích lũy vốn là có thể trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên trong dài hạn, chỉ có tăng trưởng năng suất, hay tăng trưởng về chiều sâu mới có thể vượt qua được sự suy giảm về lợi nhuận trên vốn và đầu tư thấp.

Công nghệ mới và cách thức tổ chức sản xuất mới được coi là động lực chính cho tăng trưởng năng suất, theo IMF. Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là các biến quan trọng khác.

Theo IMF, vấn đề chính sách chính là làm thế nào để tăng tưởng năng suất khi các yếu tố bên ngoài có thể không hỗ trợ giống như trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đặc biệt, tự do hóa thương mại hơn nữa có thể khó mà đạt được.

Các nền kinh tế tiên tiến phải tập trung vào tăng cường hiệp quả của chi tiêu R&D trong khi các nước đang phát triển nên tăng cường đầu tư trong nước vào giáo dục và cơ sở hạ tầng, IMF lý giải.

Phương Nguyễn

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.