|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

IMF cảnh báo dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng

23:27 | 02/04/2021
Chia sẻ
Đại dịch COVID-19 đã làm tồi tệ hơn tình trạng bất bình đẳng dai dẳng trên toàn thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nếu tình trạng này không được giải quyết, nó có thể làm suy yếu sự ổn định kinh tế và gây ra sự bất ổn.
IMF cảnh báo dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng - Ảnh 1.

Trụ sở IMF. (Ảnh minh họa: Business Review).

Trong báo cáo công bố trước thềm Hội nghị mùa Xuân, IMF cho biết các hộ gia đình nghèo nhất đã bị ảnh hưởng nặng nề, và thiệt hại về giáo dịch có thể kéo dài trong nhiều năm. Báo cáo này cũng cho thấy những cảnh báo của các nhà kinh tế thuộc IMF đưa ra vào năm ngoái đã diễn ra.

Theo báo cáo trên, dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng tồn tại từ trước về thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cơ bản, như chăm sóc sức khỏe và tiêm chủng, cả trong và ngoài nước. 

Sự gián đoạn về giáo dịch đe dọa đến sự dịch chuyển xã hội, để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là những người thuộc các hộ gia đình nghèo hơn.

Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công việc kỹ thuật số và việc đi học làm trầm trọng thêm tác động này, khiến người lao động có kỹ năng thấp khó tìm được việc làm hơn. Trong bối cảnh đó, xã hội có thể trải qua sự phân cấp gia tăng, dẫn đến lòng tin vào chính phủ sụt giảm hoặc bất ổn xã hội.

Báo cáo trên, được công bố một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất tăng thuế doanh nghiệp để chi trả cho một chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và chương trình việc làm, kêu gọi huy động một số loại thuế và tăng thu thuế để cung cấp hỗ trợ cho mạng lưới an sinh xã hội.

Các tác giả của báo cáo là David Amaglobeli, Vitor Gaspar và Paolo Mauro trong một bài đăng trên nhật ký điện tử (blog) đã kêu gọi các chính phủ "mang lại sự thịnh vượng cho người dân" bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng, giáo dục và việc làm tốt.

Các tác giả đề xuất các quốc gia có thể dựa nhiều hơn vào thuế tài sản và thuế thừa kế, tăng thuế suất của những người giàu có nhất, và loại bỏ các kẽ hở cũng như "hiện đại hóa việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp". 

Theo các tác giả này, nếu chính phủ các nước tăng chi tiêu cho giáo dục lên tương đương 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thì khoảng cách về tỷ lệ nhập học giữa những gia đình giàu nhất và nghèo nhất sẽ giảm gần 1/3.

Minh Hằng