|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hôm nay Quốc hội họp bất thường xem xét dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

07:01 | 15/01/2024
Chia sẻ
Tại kỳ họp cuối năm 2023, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chuyển sang kỳ họp gần nhất.

Sáng nay 15/1, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp bất thường. 

Theo dự kiến chương trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Sau phần thảo luận của đại biểu Quốc hội, Cơ quan trình và cơ quan thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

Tại kỳ họp cuối năm 2023, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chuyển sang kỳ họp gần nhất.

Nguyên nhân là nhiều nội dung của dự thảo Luật cần thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, đặc biệt khi đây là luật quan trọng, có tác động tới người dân, liên quan tới nhiều luật khác.

Dự thảo còn nhiều vấn đề quan trọng cần xin ý kiến Quốc hội, trong đó có nội dung "Nhà nước thu hồi đất, phương pháp định giá đất và các trường hợp, điều kiện áp dụng".

Ngoài ra còn có những nội dung lớn khác như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm; nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện;...

Trong thông cáo ngày 13/1, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần này gồm 16 chương, 260 điều, bỏ 5 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều (cả về nội dung và kỹ thuật) so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.  

Cũng tại kỳ họp bất thường này, Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn.                 

Anh Đào

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.