|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hoạt động đầu tư tại Hà Nội năm 2022: Vốn tăng vọt sau dịch, nhiều dự án hạ tầng lớn

10:23 | 21/01/2023
Chia sẻ
Sau hai năm dịch COVID-19, vốn đầu tư toàn xã hội tại Hà Nội đã tăng mạnh trong năm 2022, cao nhất trong 6 năm qua.

Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2022, GRDP của TP Hà Nội ước tính tăng 8,89% so với năm 2021, vượt kế hoạch đề ra (7,0% - 7,5%) và là mức tăng cao trong nhiều năm gần đây (giai đoạn 2018 - 2021 lần lượt là: 7,25%; 7,72%; 4,18%; 2,92%).

Quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1,196 triệu tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2021.

Về tình hình đầu tư và xây dựng, năm 2022, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 467,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2021, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (các năm 2016 - 2021 lần lượt là: 10,4%; 9,4%; 11,2%; 11,8%; 9%; - 0,8%). Trong đó, vốn nhà nước 149,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% (vốn trung ương 91,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9%; vốn địa phương quản lý 58,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%); vốn ngoài nhà nước đạt 287,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 30,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%.

 

 Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội năm 2022 so với năm trước. (Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội).

 

Chia theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 295,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,2% tổng vốn đầu tư và tăng 14% so với năm trước; vốn mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất đạt 117,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,2% và tăng 13,7%; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản đạt 25,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,5% và tăng 16,2%; bổ sung vốn lưu động đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,8% và tăng 10%; vốn khác đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% và tăng 9,2%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý năm năm 2022 đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2021 và bằng 90,8% kế hoạch năm. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố thực hiện 18,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3,3% và đạt 83,6%; vốn ngân sách cấp huyện thực hiện 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7% và đạt 95,9%; vốn ngân sách cấp xã thực hiện 1,6 nghìn tỷ đồng, giảm 28,5% và đạt 100%.

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năm 2022 toàn thành phố thu hút 1,692 tỷ USD vốn FDI, tăng 10,3% so với năm 2021. Trong đó, đăng ký cấp mới 3 65 dự án với số vốn đạt 233 triệu USD; có 202 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 834 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 388 lượt với số vốn đạt 625 triệu USD, tăng 83,8%.

Đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở hiện đã thông xe. (Ảnh: TTXVN).

Cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, Hà Nội cũng tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án tọng điểm, phát triển hạ tầng, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Về tiến độ một số dự án trọng điểm, tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội dự kiến đưa vào vận hành chính thức trong giai đoạn đầu năm nay.

Đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở hiện đã thông xe.

Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), tính đến tháng 12/2022 đã giải ngân được 62,5% kế hoạch vốn, dự án đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trụ cầu giữa lòng sông. Dự kiến thời gian hoàn thành toàn dự án vào tháng 9/2023.

Về dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội đã giải ngân đạt 49% kế hoạch vốn, dự kiến thời gian hoàn thành toàn dự án vào năm 2024.

Tháng 10/2022, Hà Nội đã khởi công hầm chui nút giao Vành đai 2,5 - đường Giải Phóng, dự kiến hoàn thành sau 3 năm.

Thủy Long

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.