Thị trường xe đầu năm 2019 có nhiều biến động, khiến các dòng xe cũ cũng được giảm giá nhanh chóng. Trên thị trường, xuất hiện các dòng xe sang qua sử dụng ít năm được bán với giá từ 300 đến dưới 600 triệu đồng/chiếc, mức giá chỉ tương đương với các dòng xe giá rẻ mới, thường được gọi là xe cỏ.
Dạo qua thị trường bán xe online, từ đầu năm 2019 khá nhiều dòng xe cũ, thuộc xe sang được bán giảm giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Điển hình trong số này là dòng xe của Mercedes, Audi, BMW, Camry hay Accord....
Trái ngược với mức giá trên trời của các dòng xe này khi mua mới, đa số các mẫu xe sang cũ đều có giá rẻ. Nếu chiếc xe có tuổi đời 10 năm trở lên, chắc chắn giá sẽ thuộc loại siêu rẻ so với danh tiếng, thương hiệu của chúng. Trong khi đó, với những chiếc xe có tuổi đời 5 - 10 năm trở lại, mức giá chỉ tầm từ 300 đến 600 triệu đồng, mức giá bằng với xe cỏ như Hyundai i10, Kia Morning, Toyota Vios...
Theo anh Hoàng, chủ một đại lý bán xe hơi trên đường Lê Văn Lương cho hay, mua xe sang qua sử dụng "may hơn khôn". Mua xe cũ mà chủ ít sử dụng, số km càng ít càng tốt. Nhưng cũng rủi ro vì hiện nay vẫn có trường hợp "tua" công tơ mét qua mặt khách hàng. Vì vậy, tốt nhất vẫn nên cần thuê thợ xe kiểm tra toàn diện.
Chiếc BMW 3 có tuổi đời 9 năm, số công tơ mét là 78.000 km được rao giá hơn 485 triệu đồng. Mức giá thấp hơn dòng Toyota Vios loại số sàn rẻ nhất.
Bộ Công Thương đã trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng xe đạp điện, trong đó đặc biệt lưu ý tới khả năng xuất hiện hành vi làm giả xuất xứ Việt Nam.
Dù dân giàu Việt đang gia tăng, song xe sang ở Việt Nam tiếp tục có một năm không vui. Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Tổng cục Hải quan đều cho thấy doanh số bán hàng và lượng xe sang nhập về Việt Nam suy giảm rất mạnh.
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.