|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

HAGL tiếp tục đăng ký bán 8,5 triệu cổ phiếu HNG để cơ cấu nợ

20:06 | 15/12/2017
Chia sẻ
Nhằm tái cơ cấu khoản vay, HAGL đăng ký bán 8,5 triệu cp HNG từ ngày 20/12/2017 đến ngày 18/1/2018, giảm tỷ lệ sở hữu từ 64,9% xuống 63,7%.
hagl tiep tuc dang ky ban 85 trieu co phieu hng de co cau no Ẩn số phía sau thương vụ hoán đổi 43,3 triệu cổ phiếu HNG giữa SaigonCapital và HAGL
hagl tiep tuc dang ky ban 85 trieu co phieu hng de co cau no HAGL đăng ký bán 23,3 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico

Với mục đích dùng làm tài sản đảm bảo cho tái cơ cấu khoản vay, CTCP Hoàng Anh Gia Lai đăng ký bán 8,5 triệu cổ phiếu HNG của Nông Nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), giảm tỷ lệ sở hữu từ 64,9% xuống 63,7%.

Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 20/12/2017 đến ngày 18/1/2018 với phương thức giao dịch thỏa thuận.

Kết thúc phiên 15/12, giá cổ phiếu HNG ở mức 9,600 đồng/cp, tăng 17% trong vòng 1 tháng qua. Theo mức giá này, ước tính HAG sẽ thu về khoảng 81,6 tỷ đồng.

hagl tiep tuc dang ky ban 85 trieu co phieu hng de co cau no
Diễn biến giá cổ phiếu HNG từ đầu năm đến nay (nguồn: VNDirect)

Trước đó, HNG dự kiến chào bán 55 triệu cổ phiếu để hoán đổi các khoản nợ với HAG. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán và theo quy định của pháp luật. Giá hoán đổi là 12.000 đồng/cp. Tỷ lệ hoán đổi là 1:12.000 (1 cổ phiếu sẽ hoán đổi 12.000 đồng nợ).

Với việc dự kiến chào bán 55 triệu cổ phiếu, giá trị khoản nợ được hoán đổi là hơn 660 tỷ đồng. Số dư nợ vay dự kiến còn lại sau khi hoán đổi sẽ giảm từ hơn 9.686,2 tỷ đồng xuống 9.026,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do HNG chưa đưa ra thời hạn khi nào tiếp tục trở lại phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi nên Hội đồng quản HNG đã quyết định tạm ngừng triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ

Minh Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.