|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội sớm tháo gỡ bất cập tại khu công nghiệp Quang Minh I

22:00 | 08/03/2023
Chia sẻ
Khu công nghiệp Quang Minh I vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa thực hiện đầu tư xây dựng hồ hồ điều hòa theo quy hoạch; chưa giải phóng mặt bằng đối với 10,3ha

Khu công nghiệp Quang Minh I nằm trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nam Đức (Công ty Nam Đức) làm chủ đầu tư dự án từ năm 2004; được phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 năm 2008, với tổng diện tích 344 ha (trong đó, diện tích công nghiệp có thể cho thuê là 256 ha; tỷ lệ lấp đầy diện tích cho thuê đạt 100%).

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, đến nay, Công ty Nam Đức đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật 16.100m/17.807m đường giao thông; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cây xanh cùng biển báo hiệu, chiếu sáng... dọc theo các tuyến đường; xây dựng và đưa vào vận hành cả 02 nhà máy xử lý chất thải với tổng công suất 6.000m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu đấu nối xả thải của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp.

Theo số liệu của Chi cục Thuế khu vực Sóc Sơn - Mê Linh, tính đến ngày 1/1/2023, Khu công nghiệp Quang Minh I có tổng số 506 doanh nghiệp (chiếm 21% số doanh nghiệp toàn huyện). Trong đó, có 383 đơn vị doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế phí (phân bổ ngân sách cho huyện); 123 doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Hiện, Khu công nghiệp Quang Minh I có khoảng 38 nghìn lao động làm việc, chủ yếu là người địa phương. Hầu hết các doanh nghiệp ở đây chấp hành nghiêm quy định về pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách khác đối với người lao động. Do đó, không xảy ra đình công, lãn công.

Hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp Quang Minh I đang vận hành ổn định, các chỉ tiêu trong nước thải đầu ra đảm bảo quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Các chất thải phát sinh trong quá trình vận hành được chuyển giao cho đơn vị chức năng thu gom, xừ lý.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương, việc đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Quang Minh I vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa thực hiện đầu tư xây dựng hồ hồ điều hòa theo quy hoạch; chưa giải phóng mặt bằng đối với 10,3ha (trong đó, tuyến đường 24m khoảng 1,8km; lô số 5 khoảng 2ha; khu vực cây xanh lưu không đường sắt khoảng 2ha). Nguyên nhân chính là do đơn giá bồi thường của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây thấp, người dân không đồng thuận.

Về thoát nước, lưu vực I hiện chưa được kết nối, do tiến độ thi công dự án đường gom Bắc Thăng Long - Nội Bài (do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư) rất chậm, thiếu đồng bộ. Do vậy, tại khu công nghiệp này luôn xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, kéo dài khi mưa lớn, khiến việc di chuyển của công nhân gặp khó khăn cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh khu công nghiệp.

Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Mê Linh Quách Sỹ Dũng đề nghị, một số diện tích đất đã được giao cho Công ty Nam Đức nhưng chưa được đầu tư hạ tầng. Một số diện tích đã được cho thuê sử dụng sai mục đích, huyện cần thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tiến hành thanh tra toàn diện các nội dung tại Khu công nghiệp Quang Minh, làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị để có hướng chỉ đạo giải quyết phù hợp; những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền sẽ tổng hợp, báo cáo thành phố.

Công ty Nam Đức phải cam kết triển khai các hạng mục theo quy hoạch đã được duyệt, chấp hành nghiêm quy định trong quá trình xây dựng, phối hợp với UBND thị trấn Quang Minh giải tỏa nhà tạm cho công nhân...

Chủ tịch UBND thị trấn Quang Minh Ngô Chí Nghĩa cho biết, qua các đợt tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; nhân dân và cử tri thị trấn Chi Đông, thị trấn Quang Minh kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo một số nội dung liên quan đến Khu công nghiệp Quang Minh như: đầu tư xây dựng hồ điều hòa theo quy hoạch được phê duyệt; tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, triển khai thi công các đoạn tuyến còn lại của đường 24m để kết nối với các đường giao thông hiện có; xây dựng đoạn đường kết nối từ Khu công nghiệp Quang Minh vào khu dân cư Tổ dân phố số 6, Tổ dân phố số 7, thị trấn Quang Minh (hiện trạng còn khoảng 200 mét đường đất, nhiều ổ gà, ổ voi, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông); Trồng cây xanh cách ly (dọc theo đường sắt) và thực hiện trồng bổ sung cây xanh theo quy hoạch.

Hiện có một số trường hợp tự ý san gạt mặt bằng làm bãi gửi xe, thu mua phế liệu, nhà tạm; sớm có giải pháp xử lý thoát nước mặt trong khu công nghiệp, khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ kéo dài mỗi khi có mưa lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân và công nhân làm việc trong khu công nghiệp.

Trước nhiều vấn đề tồn tại trên, tại buổi làm việc mới đây, Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm đề nghị Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch, trật tự xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động, việc làm, an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ trong Khu công nghiệp Quang Minh I; tích cực phối hợp với huyện trong quá trình giải quyết các nội dung thuộc thẩm quyền. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, phối hợp với huyện báo cáo, đề xuất thành phố.

Công ty Nam Đức khẩn trương phối hợp với UBND huyện tiếp tục thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích hơn 10ha. Triển khai xây dựng phần còn lại của tuyến đường 24m để kết nối giao thông; xây dựng hồ điều hòa, khu cây xanh (dọc đường sắt) của khu công nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự.

Đồng thời, phối hợp với UBND thị trấn Quang Minh xử lý dứt điểm việc tự ý san gạt mặt bằng và làm bãi gửi xe, thu mua phế liệu, nhà tạm.

Huyện sẽ có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ đường gom song song với đường Võ Văn Kiệt để giải quyết đường đi của một số doanh nghiệp; giải quyết việc thoát nước mặt của Khu công nghiệp trong mùa mưa bão.

Minh Nghĩa

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.