|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm không có khả năng thanh toán

00:45 | 25/01/2024
Chia sẻ
Theo tin từ Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, tính đến ngày 24/1, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là 4.260 tỷ đồng; trong đó, số tiền chậm đóng phải tính lãi trên 1.537 tỷ đồng.

Doanh nghiệp làm thủ tục bảo hiểm. Ảnh minh họa: TTXVN

Các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 639 nghìn người lao động. Đáng chú ý, trong số 53.239 doanh nghiệp, đơn vị chậm, nợ đóng bảo hiểm, có nhiều doanh nghiệp chậm, nợ đóng bảo hiểm liên tục nhiều năm, nhiều tháng, với số tiền lớn, không có khả năng thanh toán.

Qua tìm hiểu tại quận Hà Đông năm 2023, Bảo hiểm xã hội quận gửi gần 31.000 thông báo đôn đốc thu tới các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đồng thời giao đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp đến các đơn vị để trao đổi, thu nợ.

Bảo hiểm xã hội quận công khai hơn 1.000 đơn vị chậm, nợ tại cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận, Đài truyền thanh quận, Đài truyền thanh các phường. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện 416 lần thanh tra, kiểm tra các đơn vị chậm, nợ.

Tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông vẫn chưa được khắc phục đáng kể. Đến hết năm 2023, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm là hơn 385,6 tỷ đồng, bằng 13,7% tổng số thu. Trong đó, số tiền chậm đóng phải tính lãi là 129,6 tỷ đồng, bằng 4,5% tổng số thu, cao hơn nhiều mức trung bình của thành phố (mức trung bình của thành phố là 2,3%).

Về nguyên nhân của tình trạng trên, Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông nhận định, do khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, dẫn đến phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động ít hiệu quả, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Không chỉ quận Hà Đông, tại nhiều địa phương khác trên địa bàn thành phố có tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán số tiền chậm, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Qua thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 có 15.471 đơn vị ngừng, dừng giao dịch, phá sản, giải thể với số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội là trên 1.765 tỷ đồng, chiếm 41,44% số tiền chậm đóng, nộp của các đơn vị, doanh nghiệp.

Việc các đơn vị, doanh nghiệp chậm, nợ bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động; tiềm ẩn bất ổn về an sinh xã hội, cần được cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ để giải quyết.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Mạnh Khánh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.