|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hà Nội dự kiến đến năm 2030 sẽ tổ chức 10 làn đường ưu tiên cho xe buýt

02:00 | 17/11/2020
Chia sẻ
Nhằm đạt mục tiêu tỉ lệ đáp ứng vận tải hành khách công cộng đạt khoảng 25% vào năm 2030, thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng giai đoạn từ năm 2021 – 2030, trong đó dự kiến sẽ tổ chức 10 làn đường ưu tiên cho xe buýt.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025 nghiên cứu để tổ chức 5 làn ưu tiên với tổng chiều dài gần 23 km trên các tuyến đường Hoàng Quốc Việt (2,5 km), Trần Duy Hưng (1,7 km), Xã Đàn (1,7 km); Võ Chí Công (4,7 km); Võ Văn Kiệt (12 km).

Giai đoạn 2026-2030, Hà Nội dự kiến tổ chức 5 làn ưu tiên với tổng chiều dài hơn 82 km trên các tuyến Nhổn - Hồ Tùng Mậu (5 km), Ngọc Hồi – Bến xe Thường Tín (9,3 km), Trần Duy Hưng - Hòa Lạc (27 km); Mỹ Đình - Nội Bài (25 km, đoạn từ Bến xe Mỹ Đình - đường Phạm Hùng - đường Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long - đường Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài), Thường Tín - Phú Xuyên (16 km, dọc theo quốc lộ 1 cũ).

Cùng với việc tổ chức làn đường ưu tiên, thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổ chức hợp hóa mạng lưới tuyến xe buýt để tăng tính kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị; số hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt. 

Hà Nội dự kiến đến năm 2030 sẽ tổ chức 10 làn đường ưu tiên cho xe buýt - Ảnh 1.

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã xây dựng lộ trình tổ chức thêm nhiều tuyến buýt mới, tăng cường kết nối hệ thống buýt, mở rộng địa bàn phục vụ ra khu vực ngoại thành. (Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN).

Đồng thời xây dựng các điểm trung chuyển kết nối mạng lưới tuyến xe buýt; triển khai các loại hình giao thông tiếp cận (xe đạp công cộng ...), các điểm trông giữ phương tiện cá nhân cho hành khách đi xe buýt...

Theo kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2021-2030, Hà Nội đặt mục tiêu nâng tỉ lệ đảm nhận của xe buýt đạt 10,5% vào năm 2020 (tương ứng cần khoảng 2.500 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ).

Tỉ lệ này sẽ đạt khoảng 16-18% vào năm 2025 (tương ứng cần khoảng từ 4.000 - 4.500 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ) và khoảng 25% vào năm 2030 (tương ứng cần từ 6.700 - 6.800 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ).

Mặc dù hiện nay, vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội tuy chưa đạt như kì vọng nhưng với mạng lưới 122 tuyến xe buýt, bao phủ toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố, Hà Nội đã đảm bảo được 16,8% nhu cầu đi lại của người dân.

Đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu sẽ có từ 80 - 90% người dân tại khu vực trung tâm thành phố có thể tiếp cận sử dụng xe buýt trong phạm vi 500m.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuyết Mai

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.